TS. Vũ Tiến Lộc: Bộ Công Thương cải cách từ tư duy quản lý

Nguyễn Việt 27/12/2019 16:15

Bộ Công Thương đã thực hiện công tác cải cách hành chính một cách bài bản, tự nguyện, xuất phát từ tư duy quản lý chứ không phải do sự ép buộc hay bị áp lực từ cấp trên.

TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành công thương, sáng 27/12.

TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh tại tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành công thương. Ảnh: Minh Khuyên

TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dự Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành công thương. Ảnh: Minh Khuyên

Theo Chủ tịch Vũ Tiến Lộc, VCCI đánh giá cao công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương.

Trước đây, Bộ Công Thương thường được ví là Bộ “siêu quyền lực”, vì quản lý rất nhiều DNNN, với rất nhiều các điều kiện kinh doanh. Theo khảo sát của VCCI năm 2016, Bộ Công Thương có tới 1.216 các điều kiện kinh doanh. Lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương có tác động làm ảnh hưởng đến  60 – 70% GDP của nền kinh tế. Do đó, quản lý nhà nước, thủ tục hành chính, các điều kiện kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cải cách bài bản, tự nguyện

“Trong những năm gần đây, Bộ Công Thương dưới sự chỉ đạo tích cực của Chính phủ đã có những chuyển biến rất tích cực trong cải cách các điều kiện kinh doanh. Bộ Công Thương đã thực hiện cải cách rất bài bản, tự nguyện, xuất phát từ tư duy quản lý chứ không phải do sự ép buộc hay bị áp lực từ cấp trên”, TS Lộc cảm nhận.

Có thể bạn quan tâm

  • TS Vũ Tiến Lộc: Dòng chảy pháp luật kinh doanh cần

    TS Vũ Tiến Lộc: Dòng chảy pháp luật kinh doanh cần "hiền hòa như dòng sông chở nặng phù sa"

    14:20, 26/12/2019

  • TS Vũ Tiến Lộc: Phát huy vai trò của doanh nhân nữ là động lực mới của nền kinh tế toàn cầu

    TS Vũ Tiến Lộc: Phát huy vai trò của doanh nhân nữ là động lực mới của nền kinh tế toàn cầu

    09:38, 19/12/2019

  • TS Vũ Tiến Lộc: “Cùng với những người bạn Hàn Quốc, người Việt Nam sẽ viết nên kỳ tích sông Hồng”

    TS Vũ Tiến Lộc: “Cùng với những người bạn Hàn Quốc, người Việt Nam sẽ viết nên kỳ tích sông Hồng”

    11:30, 09/11/2019

  • TS Vũ Tiến Lộc: Cần

    TS Vũ Tiến Lộc: Cần "tấm áo pháp lý mới" cho hộ kinh doanh

    09:25, 30/10/2019

TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, Bộ Công Thương đã ban hành được một chương trình cải cách điều kiện kinh doanh rất bài bản, như rà soát các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực Bộ phụ trách để lên những phương án cải cách đồng bộ. Ban hành các quyết định về phương án cải cách một cách thực chất.

Bộ Công Thương là bộ về đích sớm nhất mục tiêu cắt giảm và đơn giản hóa 50% thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh Thủ tướng giao nhiệm vụ. Bộ cũng đi đầu trong các bộ, ngành về ban hành nghị định cắt giảm điều kiện kinh doanh. Có những nghị định được doanh nghiệp đánh giá cao như nghị định xuất khẩu gạo, kinh doanh gạo…

Vẫn theo TS. Vũ Tiến Lộc, điểm sáng khác của Bộ Công Thương là ngành điện có sự thay đổi tích cực về chỉ số tiếp cận điện năng theo sếp hạng của thế giới. Với kết quả này, ngành điện đã đạt top 4 ASEAN và top 4 CPTPP. “Như vậy, mục tiêu Thủ tướng đề ra là toàn bộ môi trường kinh doanh và năng lực kinh doanh của Việt Nam phải xếp top 4. Trong khi các lĩnh vực khác còn đang loay hoay triển khai, thì riêng lĩnh vực điện của Bộ Công Thương đã vào được top 4”, TS Lộc nói.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến cải cách thành công, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính của Bộ Công Thương,  TS. Vũ Tiến Lộc đánh giá, đó là xuất phát từ tư duy tự giác, tự thân, luôn tham vấn tích cực ý kiến từ phía doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp. “Tôi hoan nghênh Bộ Công Thương trong quá trình hội nhập, đàm phán luôn tham vấn VCCI. Việc Bộ cắt giảm các điều kiện kinh doanh cũng tham khảo ý kiến các hiệp hội và VCCI”, TS Lộc nhấn mạnh.

Ban hành ngay nghị định “Made in Viet Nam”

Thời gian qua, Bộ Công Thương luôn đi đầu trong cải cách thể chế, thủ tục hành chính, cũng như trong chuyển giao chức năng chủ quản, từ đơn vị nhà nước thuộc Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý ốn nhà nước tại doanh nghiệp. Và bây giờ, VCCI hy vọng Bộ Công Thương lại tiếp tục đi đầu trong chuyển giao dịch vụ công của ngành công thương cho xã hội và thị trường.

Nếu làm được điều này, theo TS. Vũ Tiến Lộc, không chỉ có Bộ Công Thương mà tất cả các bộ, ngành khác sẽ làm được đúng điều mà Thủ tướng mong muốn. Nhiệm vụ của chính phủ, nhà nước là thể chế, chứ không phải thể chế - chủ quản – dịch vụ công. Với nền tảng tư duy tích cực như Bộ Công Thương – một đơn vị luôn dẫn đầu trong hội nhập, Bộ hoàn toàn có thể đi tiên phong trong chuyển giao dịch vụ công.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cần tăng cường hơn nữa trong việc xây dựng chính sách công nghiệp theo nghĩa rộng. Tất cả các nước Đông Á thành công thời gian qua có vai trò dẫn dắt của nhà nước thông qua chính sách công nghiệp. Bộ Công Thương cần tập trung nhiều hơn cho nhiệm vụ này.

Trong chính sách công nghiệp có nhiều nghĩa, ví dụ như công nghiệp hỗ trợ. Mặc dù Bộ Công Thương đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn chưa thành công. Điều này dẫn đến doanh nghiệp FDI không kết nối được với doanh nghiệp trong nước, khiến cho giá trị gia tăng của Việt Nam không cao, DNNVV không phát triển. Chính vì vậy, lĩnh vực này rất cần được sự “cầm lái” của Bộ Công Thương.

Đặc biệt, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đề nghị Bộ Công Thương làm đầu mối trình chính phủ ban hành ngay nghị định về xuất xứ “Made in Viet Nam” cho hàng hóa sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam. Theo TS. Lộc, hiện nay chúng ta đang có khoảng chống pháp luật trong lĩnh vực này. Việc này làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không yên tâm. Đơn cử, bây giờ muốn xử lý sai phạm của Asanzo cũng rất khó, vì nhà nước chưa có quy định nào về sản xuất “made in Vietnam”. Không có quy định thì nhà nước không thể buộc tội doanh nghiệp.

"Vấn đề Asanzo không chỉ là chuyện của doanh nghiệp, mà của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Việc xử lý một cách không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam và tạo điều kiện hưởng lợi cho doanh nghiệp của nước khác, các nền kinh tế xung quanh. Như vậy sẽ không có lợi cho sự phát triển doanh nghiệp dân tộc của chúng ta", TS. Vũ Tiến Lộc bày tỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TS. Vũ Tiến Lộc: Bộ Công Thương cải cách từ tư duy quản lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO