Vải thiều lên "sàn" và bệ phóng nông sản ra thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Vải thiều Hải Dương đã chính thức có mặt tại các sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki, Shopee, Sendo,…

Để quả vải hiện diện ở đó là cả quá trình của các ngành chức năng, địa phương tỉnh Hải Dương. 

Cái bắt tay nhiều nhà

 Để vải thiều Hải Dương lên sàn, ngay đầu tháng 05/2021, Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) đã tổ chức khóa huấn luyện “Hướng dẫn truy xuất nguồn gốc và tham gia gian hàng Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại trên sàn thương mại điện tử” tại Hải Dương. Và cũng ngay trong tháng 5/2021, cơ quan này sẽ hỗ trợ kỹ thuật, triển khai chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm quả vải của Hải Dương cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu theo các kênh kết nối trực tiếp và trực tuyến. Theo đó, vải thiều Hải Dương sẽ chính thức xuất hiện tại các sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn như: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Alibaba,…

Để quả vải hiện diện ở đó là cả quá trình của các ngành chức năng, địa phương tỉnh Hải Dương.

Để quả vải hiện diện ở đó là cả quá trình của các ngành chức năng, địa phương tỉnh Hải Dương.

Ông Vũ Việt Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương kỳ vọng: "Với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, sự cam kết về chất lượng sản phẩm và tuân thủ quy trình sản xuất theo đúng yêu cầu của thị trường. Đặc biệt, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía Cục xúc tiến thương mại, sản phẩm vải thiều nói riêng và các sản phẩm tiềm năng khác của Hải Dương sẽ tham gia các hoạt động thương mại điện tử thành công”.

Không quá ngạc nhiên, bởi từ nhiều năm trước, Hải Dương đã nỗ lực đưa quả vải “vượt biên” ra nước ngoài. Cũng ngày này năm trước, Hải Dương đã chính thức xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên năm 2020, đạt chuẩn quốc tế sang thị trường các nước Singapore, Mỹ, Úc, Nhật Bản. Đây là những thị trường được xem là “khó tính” nhất trong việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thế nhưng, để lấn sân vào thị trường khó khăn ấy, từ nhiều năm trước Hải Dương đã chuẩn bị cho hành trang đi “đấm nước người” ngay từ khâu trồng và chăm sóc, bảo quản,…mặt hàng này. Các vườn vải phải trải qua 3 lần lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hái và đều bảo đảm chất lượng theo quy định. Sau khi thu hái, lô vải này sẽ được lấy mẫu để kiểm định một lần nữa trước khi xuất khẩu. Theo đánh giá của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Hải Dương đã thực hiện nghiêm túc các quy trình sản xuất và phòng trừ sâu bệnh nên chất lượng quả vải đạt cao, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Vải thiều Hải Dương đã thực hiện nghiêm túc các quy trình sản xuất và phòng trừ sâu bệnh nên chất lượng quả vải đạt cao, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Vải thiều Hải Dương đã thực hiện nghiêm túc các quy trình sản xuất và phòng trừ sâu bệnh nên chất lượng quả vải đạt cao, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Song, đó chỉ là 1 phần trong lộ trình đưa quả vải xuất khẩu. Để kích cầu cho sản xuất, tiêu thụ cây đặc sản của mình, Hải Dương đã có những chính sách được xem như “trải thảm đỏ” cho quả vải. Hàng năm, trước mùa thu hoạch, lãnh đạo tỉnh Hải Dương, lãnh đạo huyện Thanh Hà đã làm việc với các doanh nghiệp để tìm đầu ra cho quả vải. Thậm chí, lãnh đạo huyện cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp về thu mua sản phẩm quả vải. Yêu cầu các cơ quan chuyên môn tuyên truyền cho người dân chăm sóc vải đúng quy trình; tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Huyện phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để xúc tiến thương mại, giải quyết những vướng mắc về tiêu thụ vải thiều.

Và bài học OCOP

Câu chuyện quả vải lên sàn của Hải Dương hẳn sẽ làm “chạnh lòng” không ít mặt hàng nông sản khác ở trong nước có cùng thân phận. Vài năm trước, Quảng Ninh là địa phương đi đầu với mô hình “mỗi xã, phường một sản phẩm - OCOP”. Phải nói rằng, mô hình OCOP ở Quảng Ninh gặt hái khá nhiều thành công. Những cái tên như: Trà hoa vàng Ba Chẽ, ba kích Tiên Yên, nước mắm Cái Rồng, miến rong Bình Liêu,…đã trở lên nổi tiếng cả nước. Thế nhưng, các sản phẩm đó mới chỉ dừng lại ở mức độ…quà vặt trong nước. Gần như chưa có sản phẩm nào được xuất khẩu ra thị trường các nước với quy mô lớn.

Không chỉ Quảng Ninh mà cả nước, địa phương nào cũng có những đặc sản vùng miền nổi tiếng. Chỉ khác chăng là cách ứng xử của chính quyền, ngành chức năng với đặc sản đó. Bài học mới nhất đó là sản phẩm gạo ST24, ST25 của ông Hồ Quang Cua (Sóc Trăng). Dù gặt gái được danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”, thế nhưng ST24, ST25 lại đang bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thương hiệu độc quyền tại thị trường Mỹ, Úc,… Điều này cho thấy vai trò của nhà nước rất mờ nhạt. Sau cú ST24, ST25 có nguy cơ bị “hớt tay trên” trắng trợn, đại diện Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Công thương,...mới chỉ động viên ông Cua vì thể diện quốc gia, vì danh dự của Việt Nam mà hãy tích cực xúc tiến đăng ký thương hiệu cho gạo thơm ST24, ST25 hỗ trợ về thông tin, thủ tục cho ông Cua.

Theo GS. Võ Tòng Xuân, “Trước mắt, tại Mỹ và Úc, gạo ST24, ST25 chưa mất thị trường. Tuy nhiên, nếu có doanh nghiệp nào đó được cấp chứng nhận độc quyền thì khi bán phải thông qua họ, không thông qua sẽ bị kiện. Anh Hồ Quang Cua đã thuê luật sư nhưng một mình anh ấy không thể bơi ra biển lớn, cần có sự chung tay hỗ trợ của Nhà nước và của chính quyền tỉnh Sóc Trăng. ST25 có xuất xứ ở Sóc Trăng, thương hiệu của địa phương, nên tôi mong tỉnh hỗ trợ, tài trợ một phần”.

Rõ ràng, một sản phẩm xuất khẩu, trước hết mang lại giá trị kinh tế cho người sản xuất, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia. Do vậy, việc đưa sản phẩm ra nước ngoài không chỉ trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp mà quan trọng là trách nhiệm của nhà quản lý. Nhìn lại câu chuyện vải thiều, Hải Dương đã trải thảm đỏ không cho các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu quả vải; mời các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan chức năng bộ ngành chung tay để đưa quả vài lên sàn.

Mong rằng, vải thiều Hải Dương sẽ là bệ phóng cho nông sản Việt vượt biên

Mong rằng, vải thiều Hải Dương sẽ là bệ phóng cho nông sản Việt vượt biên

Mong rằng, vải thiều Hải Dương không đi lại vết xe của gạo ST24, ST25. Doanh nghiệp và các ngành chức năng có tính chuyện “làm chuồng” trước khi “mất bò”?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vải thiều lên "sàn" và bệ phóng nông sản ra thế giới tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714094262 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714094262 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10