Cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung bị quyết định bởi một loại tài nguyên thiên nhiên!
Thật ra, mức độ quan trọng của loại khoáng sản này đã thể hiện chính trong tên gọi của nó - Rare Eath. Nó là tập hợp của nhiều nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trên trái đất. Chỉ khi tất cả các nguyên tố kết hợp cùng nhau mới có công dụng.
Đất hiếm là yếu tố không thể thiếu trong công nghiệp công nghệ cao và quốc phòng, dùng cho sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn, máy móc, động cơ, nam châm, lọc hóa dầu,…
Mặc dù giá trị thương mại toàn cầu năm 2019 của đất hiếm chỉ 1,5 tỷ USD, nhưng sự tham gia của loại vật liệu này mang lại giá trị kinh tế rất cao. Ví dụ, Apple chỉ mua vài chục triệu USD đất hiếm nhưng sản xuất Iphone bán ra 124 tỷ USD.
Năm 2010, mâu thuẫn lãnh thổ Trung - Nhật xảy ra, Bắc Kinh lập tức ngưng cung cấp đất hiếm cho ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản, hệ quả là một số kim loại trên thị trường tăng giá 9 lần.
Trước khi chiến tranh thương mại bùng nổ, Trung Quốc cung cấp đất hiếm cho Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu, chiếm tới 70% sản lượng toàn cầu. Hơn nữa, chiết xuất đất hiếm tàn phá môi trường nghiêm trọng, chỉ có Trung Quốc mới dám đánh đổi!
Hiện nay, Bắc Kinh xem đất hiếm như vũ khí chiến lược, còn Mỹ và đồng minh cấp tập xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ mới mà không có “gã khổng lồ” châu Á!
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh kế hoạch tự chủ nguồn cung linh kiện công nghệ, đặc biệt là chip xử lý - các nước này đang giải quyết vấn đề tự sản xuất đất hiếm.
Tổng thống Joe Biden sắp sửa trình đạo luật Ore, trong đó sẽ ưu đãi thuế cho các công ty thu mua đất hiếm tại Mỹ và cấp tiền cho các chương trình thí điểm nhằm mở rộng ngành công nghiệp đất hiếm ở nước này.
Australia, quốc gia có trữ lượng Rare Eath lớn thứ 2 thế giới đã khởi động chương trình sản xuất đất hiếm tại Mỹ thông qua ký kết với công ty Blue Line có trụ sở ở Texas để thiết lập một cơ sở có thể bắt đầu hoạt động vào năm nay.
Mỹ và đồng minh có đủ năng lực khoa học để tự chủ nguồn vật liệu này. Song, cuộc chạy đua công nghệ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, đầu tiên là tận diệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Sở dĩ, Trung Quốc thống trị nguồn đất hiếm là bởi, họ sẵn sàng chịu đựng nguy cơ phóng xạ từ ngành công nghiệp này. Ngược lại, Mỹ xuất khẩu đất thô sang Trung Quốc và nhập lại thành phẩm.
Cho đến nay, tái phân cực Mỹ - Trung mang đến rất nhiều hệ lụy, cuộc chiến này ngày càng mở rộng phạm vi, từ quân sự, thương mại và bây giờ là công nghệ. Bối cảnh này đặt các nước nhỏ vào tình thế phải chọn lựa.
Ngả về phía nào và làm sao tránh thiệt hại là câu hỏi mà rất nhiều chính phủ phải giải đáp. Bởi cuộc đua này sẽ xuất hiện hai hệ thống, hai trường phái, hai quy chuẩn công nghệ không thể tương thích nhau.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc có vội vàng hạn chế xuất khẩu đất hiếm?
05:30, 18/02/2021
Cuộc chiến đất hiếm: Trung Quốc tăng sản lượng quyết đấu Mỹ!
06:00, 12/11/2019
BMW và Jaguar Land Rover nói lời “chia tay” với "đất hiếm" của Trung Quốc
11:00, 15/06/2019
Nếu mất nguồn cung đất hiếm Mỹ có lựa chọn Việt Nam?
02:35, 04/06/2019
Đất hiếm sẽ trở thành “vũ khí” mới trong chiến tranh thương mại?
06:00, 20/10/2018