Vàng son tranh Việt

Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group 07/08/2019 17:10

Gần một năm nay tôi không mua nhiều tranh nữa mà chủ yếu xem tranh ở gallery và xem tranh trong bộ sưu tập của mình.

Có nhiều thứ thay đổi quá nhanh khi mà thị trường tranh phát triển và một số ít người chơi tranh như tôi buộc lòng phải chậm lại.

Người Việt đã quan tâm tranh hơn!

Năm năm vừa qua, kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc. Nhìn chung thu nhập bình quân đầu người đã cải thiện đáng kể, tầng lớp trung lưu có nhiều tiền hơn. Điều thú vị là trước đây họ ít quan tâm tới tranh thì giờ họ quan tâm hơn, bỏ tiền mua tranh nhiều hơn. Từ đó đẩy giá tranh lên mặt bằng khác.

Tuy nhiên, có một thực tế là cũng trước đây chừng năm -sáu năm, nếu muốn mua tranh đẹp thì bạn sẽ có nhiều lựa chọn và giá tranh khá rẻ. Điều đó giờ không còn nữa. Có cảm giác rằng mọi họa sỹ đều quan tâm rất nhiều đến việc cần bán tranh giá cao hơn và họ đua nhau xem ai bán được cao hơn, chứ không phải tập trung cho việc vẽ đẹp, sáng tạo những tác phẩm mới mẻ nữa. Hay nói cách khác là dường như trong tâm trí nhiều người giá tiền bán được một bức tranh  cao đến đâu, thì sẽ quyết định đẳng cấp (level) của họ sĩ tới đó.

Như tôi từng viết, có một nghịch lý trong thị trường mỹ thuật, nay vẫn tồn  tại. Đến hôm nay tiếp tục được khắc sâu: Chúng ta có nhiều họa sỹ và mỗi năm có tới 5.000 sinh viên Mỹ thuật ở các trường đại học ra trường, tuy nhiên để có danh họa thì chúng ta ít quá. Mọi người hay nói về Mai Trung Thứ, Lê Phổ… thời trước và Trần Lưu Hậu, Đặng Xuân Hòa, Nguyễn Trung, Hồ Hữu Thủ…- những người còn sống; Trong khi thị trường có nhu cầu phát triển. Tăng trưởng GDP 7% năm, người có tiền bắt đầu bỏ tiền mua tranh cũng nhiều hơn.

Nhưng, nếu cũng 5,6 năm trước, ta rất dễ dàng thấy tranh Nguyễn Trung hay Trần Lưu Hậu thì giờ các phòng tranh nổi tiếng không còn, nhà sưu tầm Việt cũng đã mua hết. Nguyễn Trung gần như không có tranh ở gallery và Trần Lưu Hậu còn nhưng rất hạn chế, hoặc còn thì không đẹp lung linh như trước.

Quanh đi quẩn lại, một số người chơi tranh như tôi cứ chọn Hồ Hữu Thủ, Phạm Luận, Đặng Xuân Hòa, Đào Hải Phong…Và đấy là lý do khiến tôi  chậm lại khi mua tranh. Thật chẳng dễ dàng để tìm được thêm những bức tranh đẹp hơn những gì trước đó đã có trong bộ sư tập. Có lẽ đó là tâm lý chung của một số nhà sưu tập, khi các gallery cũng than phiền là dù quan tâm nhiều, những người chơi thực thụ đang tỏ ra thận trọng?

Tăng bao nhiêu cho cái đẹp?

Những năm trước, chọn mua một bức tranh cỡ vừa, tôi có thể chỉ phải trả 300-500 USD. Đó là mặt bằng chung tranh của nhiều họa sĩ trẻ. Xã hội phát triển, đời sống tăng cao, nhu cầu nghệ thuật tăng lên, họa sỹ không chỉ mong muốn đẩy giá tranh lên cao và còn tìm cách vẽ nhiều hơn, để có thu nhập nhiều hơn.

Nhưng nếu làm nghệ thật mà quá ăn thua về giá tranh thì đôi khi vẽ lại không đẹp và người mua trước sau gì cũng biết. Ở phía người mua chơi tranh, tôi luôn sẵn sàng chi trả nhiều tiền khi đứng trước một tác phẩm hội họa mà cảm nhận được là họa sỹ đã thực sự cống hiến cho bức tranh đó vô điều kiện. Một bức tranh được vẽ với tâm thế như vậy luôn toát lên 1 vẻ đẹp mà người sưu tập không cưỡng lại được. Sự hiếm hoi của những bức tranh như vậy trên thị trường vừa khiến nó là nguyên cớ để các tác phẩm đẹp, của các họa sĩ danh tiếng ngày trước, được đẩy giá lên cao; vừa khiến tôi luôn hoài niệm vàng son nghệ thuật những năm về trước. 

Một số họa sĩ đã có sự khác biệt về “cái giá” được trả cho tác phẩm nghệ thuật, xin điểm qua đại khái để hình dung.

Thứ nhất là tranh của họa sĩ Trần Lưu Hậu. Tôi có dịp xem nhiều bức của ông trên catalogue hay các sách của ông hay gallery phát hành. Nhưng cũng được biết những bức tranh tuyệt đẹp của ông đã được người nước ngoài mua gần hết, hàng mấy trăm bức, từ nhưng năm cuối 80 đầu năm 90. Người sưu tập, người chơi hễ tranh đẹp thì mua và giá lúc đó thì rất rẻ. Nhưng những năm đầu

2.000 tranh của ông bắt đầu được người Việt quan tâm, chơi và mua. Giá tranh của ông đã bắt đầu tăng lên vài ngàn USD/ bức. Những năm 2010-2015 tranh Trần Lưu Hậu được nhiều gười Việt sưu tập và ở tầm giá mới. Bẵng đi 3,4 năm, quay lại, mức tăng cũng đã gấp 3-4 lần so với 5 năm về trước. Một bức Hoa cỡ nhở 60x80cm mà gần 20.000 USD và bức Thuyền cỡ 110x135cm đã là 50.000 USD -Bước nhảy vọt lớn vô cùng.

Đặng Xuân Hòa cũng vậy. Tranh của ông cũng tăng giá 50% và hơn nữa chỉ có gần 2 năm gần đây. Nhu cầu chơi tranh Đặng Xuân Hòa bắt đầu tăng mạnh mẽ và những bức tranh của ông ở các gallery cũng được chào với giá rất cao. Và thật vui là cũng có nhiều người mua chấp nhận mức giá cao đó, mà phần nhiều bây giờ không phải là người Singapore mua tranh của Đặng Xuân Hòa, chủ yếu là người Việt Nam.

Tranh của Nguyễn Trung cũng lên giá rất nhiều. Trước đây dễ kiếm  một bức tranh của Nguyễn Trung ở các phòng tranh Sài Gòn thì giờ gần như không có, tranh của ông các bức mua đi bán lại với nhau cũng có giá 50.000 USD hay 60.000USD size nhỏ cỡ 100x100cm. Ở các công ty đấu giá thì tranh của ông cao hơn nhiều.

Hồ Hữu Thủ, Phạm Luận hay Đào Hải Phong...cũng có tranh lên giá không ngừng. Trong đó, Hồ Hữu Thủ vẽ rất liêu trai và đẹp ma quái. Tranh của ông gần đây được các nhà sưu tập săn lùng và có bức đến 45.000USD hay thậm chí 60.000/ bức, size lớn.

Nhìn chung với thị trường tranh hiện nay, tôi thực sự vui mừng trước những thay đổi lớn về người chơi tranh và giá tranh. Người Việt chơi tranh đắt tiền giờ không còn quá hiếm nữa. Chứng tỏ người Việt giàu

có và chịu chi hơn, biết coi trọng nghệ thuật hơn. Dù vậy, sự thật là chúng ta cũng chưa phổ cập hội họa một cách đúng nghĩa cho các thế hệ tương lai khi tiểu học. Hay chúng ta chưa có 1 trung tâm thương mại độc lập đấu giá tranh lớn ở Việt Nam. Các trung tâm thẩm định tranh cũng không có… 

Mặt khác, không thể phủ nhận tranh Việt Nam đẹp, nhưng so với các thị trường châu Á như ở Singapore hay Hồng Kong thì còn khoảng cách xa, thậm chí ở thị trường cận kề như Philippine hay Indonesia chúng ta cũng còn kém xa họ. Việc kém cỏi thể hiện ở chỗ họ có 1 đội ngũ người bản xứ mua tranh của các họa sỹ nội địa rất nhiều. Các doanh nhân của Indonesia bỏ rất nhiều tiền mua tranh và thúc đẩy thị trường tranh ở đó phát triển mạnh. 

Trên thị trường quốc tế, tranh Việt cũng đã thăng hạng. Chúng ta chứng kiến 1 loạt các kỷ lục mới đối với giá tranh Việt Nam. Trước đây, chúng ta chỉ thấy tranh của các họa sỹ nước ngoài đạt triệu USD như Trung Quốc, Indonesia… nếu tính trong khu vực, hầu như chưa có tranh của Việt Nam đạt giá cao. Gần đây, nhiều tranh của họa sĩ Việt được đấu giá hàng triệu USD, người dẫn đầu

được chú ý nhiều nhất là Lê Phổ. Tuyệt hơn nữa là trước đây chỉ có người nước ngoài mua gìn gữ trân trọng trả giá cao nhất tranh Việt Nam, giờ đây cũng đã người Việt Nam mua tranh ở các phòng tranh đấu giá tại Hồng Kong và trả giá cao nhất các bức của Viêt Nam, trị giá rất lớn. Đó là 1 sự thay đổi vô cùng đặc biệt từ trong nước đến ngoài nước. 

Thực ra muốn tranh của họa sỹ đắt giá, trước hết phải do người mua và chơi tranh của nước đó mua và trân trọng. Chỉ khi nào nhiều người mua tranh Việt Nam đánh giá cao và sẵn sàng trả giá cao cho các họa sỹ Việt Nam, thì lúc đó tranh Việt mới thực sự đi vào hàng ngũ thị trường nghệ thuật đắt tiền trên thế 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vàng son tranh Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO