Việc na dai của huyện Lục Nam (Bắc Giang) được bảo hộ chỉ dẫn địa lý giúp người dân, doanh nghiệp bảo vệ được thương hiệu, chống hàng nhái, hàng kém chất lượng cho loại quả đặc sản của địa phương này.
>>>Đưa nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế
Mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng
Về các xã Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Đông Phú, Lan Mẫu (huyện Lục Nam) những ngày cuối năm thấy cảnh người dân thu hoạch, thương lái mua bán na rất nhộn nhịp. Theo người dân nơi đây, cây na được trồng trên địa bàn huyện Lục Nam từ những năm 1960, nhưng chỉ khoảng 16 năm trở lại đây, phong trào trồng na mới phát triển mạnh. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp giúp na dai Lục Nam luôn được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Huyền Sơn Nguyễn Đức Bồn cho biết, do chất lượng thơm, ngon, dần nhiều người biết đến và quả na dai Lục Nam bắt đầu vươn xa, theo chân các thương lái đến nhiều vùng khác nhau, đặc biệt là Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng rồi đến khu vực miền Trung .... Hiện nay, cây na trở thành cây phát triển kinh tế chính của địa phương này.
Cần chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư
Theo đánh giá, hiện nay thị trường tiêu thụ na Lục Nam vẫn chủ yếu là tự phát, chưa có doanh nghiệp nào ký kết hợp đồng kinh doanh, thu mua với địa phương.
Để thúc đẩy việc tiêu thụ và quảng bá hình ảnh, năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Na dai Lục Nam".
Ngày 20/7/2020, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 2806/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00083 cho sản phẩm “na dai Lục Nam”. Ủy ban nhân dân huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) là đơn vị quản lý chỉ dẫn địa lý này.
>> Câu chuyện xuất khẩu nông sản: Cẩn trọng không bao giờ thừa
>> Mã số vùng trồng - chìa khoá cho nông sản xuất khẩu
Ông Đặng Văn Nhàn, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cho biết, xu hướng chung của thị trường hiện nay luôn đòi hỏi các sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho na dai Lục Nam sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về sản phẩm, nâng cao giá trị và giúp các đặc sản của Lục Nam có thể vươn xa ra các thị trường ngoài tỉnh và xuất khẩu.
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá bán của các sản phẩm tăng 10-15%, có sản phẩm tăng lên 3,5 lần so với trước khi bảo hộ như bưởi Luận Văn, cam Cao Phong, vải thiều Lục Ngạn…
Chỉ dẫn địa lý không chỉ mang đến ý nghĩa về xuất xứ hàng hóa mà quan trọng hơn, nó mang lại giá trị gia tăng cho nhà sản xuất, giúp doanh nghiệp và địa phương chống lại hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, đồng thời góp phần quảng bá nông sản địa phương, thu hút khách du lịch.
Để phát huy giá trị của na dai Lục Nam thông qua chỉ dẫn địa lý, huyện Lục Nam đã và đang hỗ trợ đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ làm nhãn mác, bao bì; chỉ đạo các xã giữ ổn định diện tích, tăng cường áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, huyện Lục Nam cũng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý, người dân, doanh nghiệp về vai trò của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản của địa phương; tiếp tục củng cố và kiện toàn các Hợp tác xã na dai hiện có và phát triển thêm một số Hợp tác xã na dai khác trên địa bàn; xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí để phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại cho quả na; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm na dai Lục Nam, ông Nhàn cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Cơ hội cho nông sản Việt "cất cánh"
02:00, 24/11/2022
Hải Dương: Gỡ “nút thắt” trong tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP cho Doanh nghiệp
18:44, 25/11/2022
Xuất khẩu nông sản gần chạm mốc 50 tỷ USD
03:45, 01/12/2022
Tiền Giang gia tăng giá trị nông sản
17:31, 12/11/2022
Sơn La: Chuỗi cung ứng lạnh, giải pháp nâng cao giá trị nông sản
00:20, 01/11/2022
Quảng Ninh: Xây dựng mã số vùng trồng để đưa nông sản xuất ngoại
00:36, 04/11/2022
Kết nối, tiêu thụ nông sản Hà Tĩnh vào hệ thống bán lẻ
15:04, 04/11/2022