Vì đâu ứng dụng giao đồ ăn Baemin chính thức khép lại sau 4 năm gia nhập thị trường Việt?

NGỌC TÚ 06/01/2024 01:43

Ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến Baemin chính thức dừng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với lý do tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu…

>>Vì sao các startup đẩy mạnh phát triển các ứng dụng tìm kiếm, phân tích dữ liệu?

Baemin được vận hành bởi Woowa Brothers Việt Nam, thành viên của liên doanh giữa Woowa Brothers - công ty giao đồ ăn đứng đầu tại Hàn Quốc và Delivery Hero - tập đoàn công nghệ giao đồ ăn tại hơn 50 quốc gia.

Ứng dụng Beamin ra mắt tại thị trường Việt từ giữa năm 2019 cạnh tranh cùng các nền tảng như Grab, Gojek và ShopeeFood trong lĩnh vực giao đồ ăn. Trong khi các đối thủ thường xuyên tung ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi lớn để thu hút khách hàng thì chính sách này lại không phải là yếu tố Beamin ưu tiên.

Trong 4 năm hoạt động tại Việt Nam, Baemin đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng giao đồ ăn ấn tượng nhất tại Việt Nam. Các dịch vụ Baemin cung cấp bao gồm: dịch vụ giao đồ ăn từ các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, và nhiều nơi khác đến tận tay khách hàng.

>>Trí tuệ nhân tạo có thể sa thải kỹ sư công nghệ?

Từng được coi là ứng dụng giao đồ ăn hoạt động rộng nhất ở Việt Nam khi có mặt tại 21 tỉnh, thành vào đầu năm 2022. Bên cạnh lĩnh vực giao đồ ăn cốt lõi, Baemin từng thử nghiệm cung cấp một số dịch vụ khác như đi chợ hộ, cửa hàng bách hóa trực tuyến, bán mỹ phẩm nhưng không hiệu quả.  

Do chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế suy thoái trên toàn cầu, cũng như thực trạng cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong nước, ứng dụng Baemin đã thông báo chính thức rời thị trường Việt. Tuy nhiên, ứng dụng Beamin vẫn vận hành dịch vụ giao đồ ăn ở các thị trường châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản.  

Vào năm 2020, doanh thu của Baemin chỉ ở mức gần 441 tỷ đồng, thì đến năm 2022, doanh thu đã tăng lên 83,9% cán mốc hơn 810 tỷ đồng.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Statista, cho thấy việc Baemin liên tục mở rộng cũng đi kèm với những khoản lỗ tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 2020 công ty lỗ sau thuế hơn 1.400 tỷ đồng, thì đến năm 2021 khoản lỗ này tăng đến 1.500 tỷ đồng và năm 2022 là khoảng 1.300 tỷ đồng. Chỉ trong 3 năm gần nhất, Baemin đã lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng. Con số này tương đương với khoản lỗ lũy kế của Grab Việt Nam sau 9 năm hoạt động.

Vào cuối tháng 9/2023, ông lớn giao đồ ăn của Hàn Quốc chính thức thông báo thu hẹp hoạt động. Theo bà Cao Thị Ngọc Loan, Giám đốc điều hành tạm thời của Baemin Việt Nam cho biết: “Thật không may, quyết định này đã được đẩy nhanh bởi môi trường giao đồ ăn đầy thách thức ở Việt Nam, với sự cạnh tranh gay gắt và kỳ vọng cao của người tiêu dùng”.

Trước động thái này, Baemin Việt Nam đã ngừng hoạt động tại một số địa phương như Thái Nguyên, Hội An và Bắc Ninh, bà Ngọc Loan chia sẻ.

Các đối tác nhà hàng của hãng có thể truy cập vào ứng dụng đến ngày 12/12/2023. Phía đối tác sẽ nhận được thông tin chi tiết về việc thanh toán, các gói hợp tác và nghĩa vụ cần hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

  • Các ứng dụng giao đồ ăn tiếp tục xuống dốc

    Các ứng dụng giao đồ ăn tiếp tục xuống dốc

    01:30, 16/12/2023

  • Startup Opsera giúp doanh nghiệp xây dựng các ứng dụng thông minh và hiệu quả hơn

    Startup Opsera giúp doanh nghiệp xây dựng các ứng dụng thông minh và hiệu quả hơn

    01:09, 05/10/2023

  • Startup Amanotes ứng dụng âm nhạc nổi tiếng của Việt Nam

    Startup Amanotes ứng dụng âm nhạc nổi tiếng của Việt Nam

    01:03, 01/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì đâu ứng dụng giao đồ ăn Baemin chính thức khép lại sau 4 năm gia nhập thị trường Việt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO