Vì sao các nhà đầu tư BOT giao thông đề nghị cơ cấu lại nợ?

Diendandoanhnghiep.vn Những bất cập và tồn tại kéo dài nhiều năm nhưng chưa được giải quyết, đang khiến các nhà đầu tư dự án BOT giao thông lâm vào tình cảnh khó khăn, bế tắc, do đó, “cần cơ cấu lại nợ”.

>> Đề xuất dùng 9.427 tỷ đồng để mua lại 7 dự án BOT giao thông

Đó là nội dung được Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), nêu và kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành giải quyết dứt điểm các bất cập tại dự án BOT giao thông, theo phương án bố trí ngân sách mua lại, cơ cấu lại nợ đối với các dự án cho doanh nghiệp.

Đề nghị cơ cấu lại nợ…

Theo đó, ngày 16/11/2022, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông (VARSI), chính thức đưa ra trong văn bản gửi Thủ tướng, nhằm xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án BOT giao thông (hợp đồng phương thức PPP).

Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), nêu và kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành giải quyết dứt điểm các bất cập tại dự án BOT giao thông, theo phương án bố trí ngân sách mua lại, cơ cấu lại nợ đối với các dự án cho doanh nghiệp.

Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), nêu và kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành giải quyết dứt điểm các bất cập tại dự án BOT giao thông, theo phương án bố trí ngân sách mua lại, cơ cấu lại nợ đối với các dự án cho doanh nghiệp.

Theo VARSI, hiện các nhà đầu tư cho biết các dự án hạ tầng giao thông đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), đang gặp phải những vướng mắc, tồn tại kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết. Do đó, để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư PPP, VARSI kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương liên quan giải quyết một số vấn đề, cụ thể:

Một là, kiến nghị Thủ tướng thành lập tổ chức do Bộ Giao thông vận tải làm đầu mối cùng các bộ ngành liên quan phối hợp với các nhà đầu tư dự án BOT và VARSI nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết đối với từng dự án cụ thể, báo cáo kết quả cho Chính phủ chậm nhất vào ngày 30/12/2022.

Hai là, giao Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với UBND cấp tỉnh, thành phố có dự án BOT đi qua đánh giá kỹ các nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc, bất cập của từng dự án; đặc biệt là các dự án đã có ý kiến của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến tổng mức đầu tư, phương án đặt trạm, phương án thu phí, hiệu quả đầu tư. Và trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư PPP trong thời gian tới.

Ba là, đối với các dự án BOT gặp bất cập, vướng mắc do các cam kết của phía Nhà nước không được thực hiện hoặc không thể triển khai thu phí bởi người dân phản đối, VARSI kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành có liên quan xem xét, giải quyết dứt điểm các bất cập tại dự án theo phương án: bố trí ngân sách nhà nước thay thế cho quyền thu phí hoàn vốn dự án, chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn, cơ cấu lại nợ của dự án và bố trí vốn ngân sách nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư dự án.

>>  Vì sao nhà đầu tư không còn mặn mà với BOT giao thông?

… và hoàn vốn cho nhà đầu tư

Đáng chú ý, lấy dẫn chứng về những bất cập, đại diện VARSI, cho rằng, đơn cử Trạm thu phí La Sơn – Túy Loan là một trong 7 trạm thu phí đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thành lập trạm để thu phí hoàn vốn cho dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả (bao gồm hầm Cổ Mã, hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân) tại văn bản số 70/TTg-KTN ngày 12 tháng 01 năm 2016. Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án tài chính tổng thể của dự án tại Quyết định 3107/QĐ-BGTVT ngày 05 tháng 10 năm 2016 và ký kế Hợp đồng với Nhà đầu tư từ năm 2016. Tại thời điểm đề xuất dự án và ký kết hợp đồng, phương án thu phí trên tuyến La Sơn – Túy Loan là phù hợp với quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Và mặc dù dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2021, đã được Kiểm toán Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải quyết toán. Tuy nhiên, phương án thu phí trên tuyến La Sơn – Túy Loan vẫn chưa được thực hiện, nguyên nhân xuất phát từ do thay đổi chính sách pháp luật, cụ thể là Luật quản lý tài sản công và Nghị quyết 437/NQ-UBTVQHQH14 ngày 21 tháng 10 năm 2017 của Quốc hội khi được ban hành thì việc thu phí trên tuyến này không còn phù hợp.

mặc dù dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2021, đã được Kiểm toán Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải quyết toán. Tuy nhiên, phương án thu phí trên tuyến La Sơn – Túy Loan vẫn chưa được thực hiện, nguyên nhân xuất phát từ do thay đổi chính sách pháp lu

Mặc dù dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2021, đã được Kiểm toán Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải quyết toán. Tuy nhiên, phương án thu phí trên tuyến La Sơn – Túy Loan vẫn chưa được thực hiện, nguyên nhân xuất phát từ do thay đổi chính sách pháp luật.

Đặc biệt, qua các đợt kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã đánh giá và nhận xét về việc thiếu hụt nguồn thu dự kiến từ trạm La Sơn - Túy Loan, dự án cần bù đắp 2.280 tỷ đồng để đảm bảo thời gian hoàn vốn theo phương án tài chính được phê duyệt, đồng thời việc không thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan sẽ làm thay đổi phân lưu dòng xe, dẫn đến sụt giảm doanh thu thu phí, ảnh hưởng đến phương án tài chính của Dự án – đại diện VARSI nêu.

Từ những bất cập trên, VARSI đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên nguyên tắc tiếp tục thực hiện theo đúng Hợp đồng đã ký. Trường hợp cần thay đổi phương thức “hoàn vốn” do pháp luật thay đổi thì cần bố trí vốn ngân sách Nhà nước thay thế cho việc thu phí trực tiếp như ý kiến của Kiểm toán Nhà nước – VARSI đề nghị.

Danh sách những dự án bị vướng mắc mà VARSI kiến nghị gồm: dự án hầm đường bộ Đèo Cả, dự án quốc lộ 1 tránh TP Thanh Hóa, dự án BOT đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp quốc lộ 3, dự án BOT nâng cấp quốc lộ 91, dự án BOT mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn km 1.738 + 148 đến km 1.763 + 610 (Đắk Lắk), dự án cầu Thái Hà vượt sông Hồng (Thái Bình), dự án BOT cầu Bình Lợi, dự án BOT cầu Việt Trì - Ba Vì, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao các nhà đầu tư BOT giao thông đề nghị cơ cấu lại nợ? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711691167 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711691167 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10