Do phải tạm ngừng sản xuất để khắc phục chất lượng, hàng sản xuất ra phải lưu kho, lượng hàng tồn kho chưa được tiêu thụ, giá cạnh tranh không đủ bù đắp chi phí, khiến kết quả kinh doanh năm 2022 lỗ.
>>>Năm 2023 ngành dệt may cần “xanh hóa” để dành lợi thế xuất khẩu
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, Công ty CP Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC) ghi nhận doanh thu thuần chỉ đạt gần 17 tỷ đồng, giảm mạnh 95% so với cùng kỳ năm 2021. Trong kỳ, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp vượt doanh thu với hơn 48,3 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp về của doanh nghiệp ngành dệt may này âm hơn 31,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương hơn 62,8 tỷ đồng.
Mặc dù trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng mạnh lên hơn 21,6 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 500%, nhưng chí phí tài chính cũng tăng mạnh 647%, lên 23,6 tỷ đồng, hầu hết là chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 106%, lên 43,2 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ghi nhận lỗ hơn 76,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 41,4 tỷ đồng.
Kết quả, do kinh dưới giá vốn, cùng với chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, khiến doanh nghiệp ngành dệt may này lỗ ròng gần 59 tỷ đồng trong quý cuối cùng của năm 2022, cùng kỳ lãi hơn 35 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân là do trong quý này lượng hàng tồn kho chưa được tiêu thụ. Đồng thời Công ty phải nhận đơn hàng gia công số lượng nhỏ nên năng suất thấp, giá cạnh tranh không đủ bù đắp chi phí.
Lũy kế cả năm 2022, GMC ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 292 tỷ đồng, giảm mạnh 73% so với năm 2021. Công ty báo lỗ gần 66 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi 43,5 tỷ đồng. Với kết quả trên, GMC đã không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm có lãi 250 tỷ đồng.
Theo giải trình của doanh nghiệp, doanh thu năm 2022 giảm gần 773 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 73% so với năm 2021 là do từ giữa tháng 8/2022 Công ty phải tạm ngừng sản xuất ở một số nhà máy để khắc phục chất lượng nên hầu hết hàng sản xuất ra phải lưu kho, lượng hàng tồn kho chưa được tiêu thụ.
Đồng thời Công ty nhận đơn hàng gia công số lượng nhỏ, năng suất thấp, giá cạnh tranh không đủ bù đắp chi phí nên kết quả kinh doanh năm 2022 lỗ. Đây cũng là năm đầu tiên doanh nghiệp ngành dệt may này ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ kể từ sau khi cổ phần hóa vào năm 2004.
Tổng tài sản của GMC tại thời điểm cuối năm 2022 ghi nhận hơn 549 tỷ đồng, giảm 34% so với đầu năm chủ yếu do Công ty không còn ghi nhận khoản phải thu gần 119 tỷ đồng đối với Công ty CP Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) dẫn đến phải thu ngắn hạn giảm 85%, xuống còn 30 tỷ đồng.
Giá trị hàng tồn kho tại thời điểm này là hơn 104 tỷ đồng, tăng 57% so với đầu năm. Trong đó, thành phẩm chiếm đến 65% và gấp hơn 3 lần đầu năm.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của doanh nghiệp ghi nhận còn hơn 82 tỷ đồng, giảm 34% so với đầu năm, do phải trả người bán ngắn hạn giảm 71%, còn hơn 5 tỷ đồng; phải trả người lao động cũng giảm 76%, còn hơn 14,8 tỷ đồng. Trong khi đó, Công ty ghi nhận mới khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 29 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm còn gần 467 tỷ đồng, giảm 34% so với hồi đầu năm.
>>>Ngành dệt may sẽ chờ phục hồi trong năm 2024?
Theo Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS), năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021. Ngành dệt may Việt Nam đang xuất khẩu sang khoảng 66 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, với 55 mặt hàng chủ lực. Việt Nam cũng đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2023 đạt từ 47 - 48 tỷ USD.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam cũng đứng trước những khó khăn thách thức như dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu, sức mua giảm trên cả thị trường trong nước và thị trường các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Cùng đó, đồng tiền ở một số nước nhập khẩu số lượng lớn có xu thế mất giá cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam.
Trong báo cáo cập nhập ngành dệt may hồi cuối năm ngoái, Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cũng đã chỉ ra những khó khăn của ngành dệt may. Theo VFS, giá nguyên liệu đầu vào giảm, tuy nhiên giá bán giảm theo nên biên lợi nhuận gộp không được cải thiện, trong khi đó lỗ tỷ giá tăng mạnh. Chi phí nhân công tăng cao trong môi trường cạnh tranh làm các doanh nghiệp mất dần lợi thế.
Nhu cầu tại 2 thị trường lớn nhất là Mỹ (lạm phát) và EU (khủng hoảng năng lượng) sụt giảm trong khi lượng hàng tồn kho cao, nhiều đơn hàng bị hủy. Sức mua khó hồi phục trong vòng 1 năm tới. Trong chuỗi giá trị ngành may mặc, Việt Nam là nước gia công nên biên lợi nhuận thấp. Chi phí nhân công đang tăng mạnh do cạnh tranh.
Theo VFS, khó khăn của ngành dệt may càng rõ nét trong những tháng cuối năm. Sức mua tại 2 thị trường chính đối với sản phẩm dệt may của Việt Nam là Mỹ và EU có sự sụt giảm đáng kể, trong khi đó lượng hàng tồn kho cao.
Nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị hủy trong quý III và quý IV. Cùng đó, đơn đặt hàng tiếp tục sụt giảm, các thị trường chính của Việt Nam có số lượng đơn hàng giảm rõ rệt. Cụ thể, số lượng đơn hàng ở châu Âu giảm tới 60%, Mỹ giảm 30-40%. Nguyên nhân do lượng hàng tồn kho tăng, chiếm tới 20-25%. Trong khi đó, nhiều khách hàng ép giá do hàng tồn kho cao nên các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận mức giá thấp.
Nhiều doanh nghiệp đóng dây chuyền, cắt giảm nhân công để giảm chi phí do việc thiếu đơn hàng. Với việc lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao cùng với nhu cầu sụt giảm do lạm phát, VFS cho rằng, ngành dệt may không chỉ khó khăn trong các tháng cuối năm 2022 mà sang cả năm 2023 doanh nghiệp vẫn chưa hết khó. Khó khăn chỉ kết thúc khi nhu cầu sử dụng hàng may mặc hồi phục trở lại ở các thị trường chính như Hoa Kỳ, châu Âu...
Có thể bạn quan tâm
Năm 2023 ngành dệt may cần “xanh hóa” để dành lợi thế xuất khẩu
04:00, 13/01/2023
Ngành dệt may sẽ chờ phục hồi trong năm 2024?
00:01, 17/12/2022
Cảnh báo doanh nghiệp ngành dệt may giảm tỷ trọng
04:00, 01/10/2022
áp lực tín dụng với ngành dệt may
13:59, 22/09/2022
Hỗ trợ ngành dệt may phát triển tuần hoàn
04:00, 20/09/2022
Ngành dệt may nửa cuối năm 2022: Nhiều thách thức còn ở phía trước
10:00, 11/09/2022