Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo

Diendandoanhnghiep.vn Với dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo. Nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo tiếp tục là Ấn Độ, còn Thái Lan đứng thứ 3.

fd

Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ đạt 6,4 triệu tấn, tăng 233 nghìn tấn.

Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực năm nay vẫn được kỳ vọng ở mức cao. Năm 2021, sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu ước đạt 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020.

Trong đó, các quốc gia được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines (tăng 13%), Bờ Biển Ngà (tăng 9,1%), Ghana (tăng 5,6%) và EU (tăng 2,1%). Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong năm 2021 với 2,9 triệu tấn, đứng thứ 2 EU với 2,45 triệu tấn và thứ 3 là Philippines với 2,2 triệu tấn. Đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.

Phân tích về các nước xuất khẩu gạo năm 2021 so với năm 2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ đạt 6,4 triệu tấn, tăng 233 nghìn tấn; Thái Lan đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400 nghìn tấn và Ấn Độ đạt 15,5 triệu tấn, tăng 940 nghìn tấn.

Với dự báo trên, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo. Nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo tiếp tục là Ấn Độ, còn Thái Lan đứng thứ 3.

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo, mang về 3,07 tỷ USD, giảm 3,5% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với năm 2019.

d

Người nông dân cũng đã có sự thay đổi rất tích cực trong thời gian qua khi đã chủ động tìm hiểu và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật cao vào trong sản xuất.

Nói về sức cạnh tranh của mặt hàng gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới trong thời gian tới, đặc biệt, trong việc tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, chúng ta có đủ sức để cạnh tranh với gạo của các nước trên thị trường thế giới. Bởi vì chúng ta đã có sự chủ động trong việc nâng cao giá trị hạt gạo và cũng đã có sự thay đổi kịp thời các chủng loại gạo để sản xuất, đáp ứng nhu cầu, tín hiệu thị trường.

Đồng thời, theo ông Toản, trong thời gian qua các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đã có sự chủ động trong việc tìm kiếm thị trường cũng như trong việc thay đổi chủng loại gạo xuất khẩu phù hợp với nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu, đồng thời thông tin cho người nông dân để có sự điều chỉnh trong quá trình sản xuất...

Việt Nam cũng đã tận dụng rất tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mới được ký kết và có hiệu lực như: EVFTA, UKVFTA… với những ưu đãi về mặt thuế quan đã giúp thương hiệu gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn. Nhờ đó, Việt Nam đang dần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản với giá bán cao hơn so với gạo trắng, góp phần đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nông dân… 

Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,89 triệu tấn gạo, giảm 10,8% về lượng. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu gạo tăng trung bình 13,4%, lên 534 USD/ tấn, nên tổng doanh thu xuất khẩu vẫn đạt 1,01 tỷ USD, tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711663526 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711663526 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10