Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang có xu hướng điều chỉnh giảm nhiều hơn là phục hồi trở lại.
>>Sở hữu trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư lưu ý điều gì?
Tuần giao dịch qua cho thấy TTCK đang không có nhiều động lực. Thanh khoản ngày càng sụt giảm mạnh, thậm chí phiên 14/2 chỉ đạt 7.200 tỷ đồng/3 sàn. Biên độ dao động của giá cổ phiếu không quá lớn, khiến một số nhà đầu tư (NĐT) mất kiên nhẫn và bán mạnh. Tuy nhiên, khi điều này xảy ra, lực cầu mua lại nhanh chóng xuất hiện, kéo giá cổ phiếu quay đầu tăng trở lại.
Tuy nhiên ở chiều tăng, NĐT không có nhiều cơ hội để đẩy giá tăng mạnh hơn khi dòng tiền không phải quá mạnh.
VN-Index vẫn đang theo hướng giảm dần về 1.000 điểm, thay vì tăng lên 1.100 điểm. Bởi vì có khá nhiều yếu tố không quá thuận lợi vào lúc này.
Thứ nhất, dòng tiền hiện tại khá yếu và chỉ tăng mạnh khi cổ phiếu bị bán mạnh.
Thứ hai, vẫn đang có nhiều thông tin không mấy tích cực với nguồn vốn và công nợ của các doanh nghiệp. Theo thống kê, tháng 2 là tháng có giá trị trái phiếu đáo hạn thấp nhất, khoảng 6 nghìn tỷ đồng và bắt đầu tăng mạnh đến tháng 9/2023.
Thứ ba, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi vẫn ở mức cao, có lẽ dòng tiền dịch chuyển khỏi TTCK sẽ còn diễn ra.
Trong bối cảnh vĩ mô cũng chưa có gì khởi sắc, chưa có nhiều thông tin có tính chất gỡ khó cho doanh nghiệp về trái phiếu, những doanh nghiệp đang có khoản trái phiếu chuẩn bị đáo hạn sẽ là vấn đề lớn vào lúc này. Điều này sẽ khiến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đó sụt giảm. Ngược lại, những doanh nghiệp có nền tảng tốt, tài chính khỏe mạnh sẽ giữ đươc giá hoặc đi ngang để tạo nền giá mới.
Với kịch bản như trên, NĐT nên thận trọng với những cổ phiếu của các doanh nghiệp đang có số dư nợ trái phiếu lớn, nhất là các doanh nghiệp có những lô trái phiếu chuẩn bị đáo hạn.
Có thể bạn quan tâm