"Vụ bỏ cọc thế kỷ” tại Thủ Thiêm: Cần nhìn lại quy định về đấu giá đất

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia cho rằng vụ bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm cho thấy những kẽ hở trong đấu giá, đấu thầu dự án cần phải khắc phục khi loạt dự án lớn ngày càng nhiều.

>>> Thấy gì từ việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất đấu giá tỷ đô tại Thủ Thiêm?

Thị trường “rung lắc”

Hơn một ngày sau thông tin ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chính thức xin được bỏ cọc đấu giá lô đất 24.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm, thị trường bất động sản đã xuất hiện những cơn rung lắc.

Thị trường địa ốc đã bị rung lắc ngay sau khi Tân Hoàng Minh tuyên bố bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm

Trong đó, cơn “địa chấn” đầu tiên đã ập đến với các dòng cổ phiếu bất động sản. Mở cửa phiên giao dịch sáng 13/1/2022, nhiều mã giảm sàn "trắng bên mua" như CEO, CII, DIG, FCN, FLC, ITA, LDG, NBB, QCG, ROS, PHC…

Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 12/1, thị trường cũng chứng kiến hàng chục cổ phiếu bất động sản như CEO, HQC, ITA, TDH, QCG, SCR, NGG, DIG, KHG… giảm hết biên độ.

Đáng chú ý, CII - cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM - một trong những doanh nghiệp có quỹ đất lớn nhất tại Thủ Thiêm – đã ghi nhận mức giảm 6,9% sau chuỗi tăng giá. Được biết, trước đó cổ phiếu CII đã từng tăng nóng sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm khi từ vùng 28.000 đồng/cổ phiếu lên tới 46.400 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch khép lại ngày 31/12/2021 với khối lượng và thanh khoản lớn. Thậm chí, CII còn vươn lên mức đỉnh lịch sử 57.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 7/1/2022. Đến hiện tại đã giảm xuống mức giá 52.700 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường địa ốc, dù chưa có những tác động rõ rệt, song tâm lý nhà đầu tư hoang mang về thị trường đã bắt đầu xuất hiện. Trên các diễn đàn bất động sản, bàn luận về vụ việc trên, nhiều nhà đầu tư cho biết hiện sẽ “im ắng chờ thời” thay vì xuống tiền mua bất động sản thời điểm này.

Trong khi trước đó, mặt bằng giá khu vực này đã rục rịch tăng sau phiên đấu giá. Thậm chí ghi nhận của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, đã có chủ đầu tư đóng bảng hàng “im ắng” nghe ngóng thông tin thị trường để điều chỉnh tăng giá bán.

Những ngày vừa qua, giá đất tại Thủ Thiêm được môi giới chào bán đã tăng từ 30-40%, thậm chí có những vị trí được đẩy giá tăng thêm tới 60%.

Theo ông Phan Hồng Minh, Trưởng ban quản lý dự án Tây Nam Linh Đàm, việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh tham gia đấu giá đất với một giá vô lý trước đây vẫn là câu hỏi không ai lý giải được về mục đích.

Tuy nhiên, ông Phan Hồng Minh cho biết, vụ đấu giá đã tạo một đợt sóng, cộng hưởng với nỗi lo lạm phát và hết dịch nhà đầu tư đổ vào bất động sản. Giá đất tại khu vực Thủ Thiêm lên, đất các dự án xung quanh, TP.HCM và các tỉnh cũng lên theo.

Ông Minh dự báo, vụ bỏ cọc này, sẽ tạo hiệu ứng ngược, giá đất xuống sâu. Khi xuống giá thị trường không thanh khoản, doanh nghiệp nhà đầu tư sẽ điêu đứng khi dòng tiền đứng lại.

Cần nhìn lại cơ chế đấu giá, đấu thầu

Theo chuyên gia kinh tế - TS Đinh Trọng Thịnh, việc Tân Hoàng Minh muốn hủy cọc đã được dự đoán từ đầu vì mức giá đó là bất hợp lý. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng có nhiều lý do để họ quyết định như vậy.

Các chuyên gia cho rằng cần xem lại cơ chế, quy định về đấu giá đất sau vụ bỏ cọc thế kỷ này.

Ông Thịnh cho biết, có thể doanh nghiệp đẩy giá lên thông qua đó đẩy giá thị trường. Hoặc, doanh nghiệp có thể bán, mua những mảnh đất xung quanh đó. Giá đất tăng hoàn toàn có thể thừa để bù so với mức bỏ cọc mà doanh nghiệp phải chịu phạt.

“Đã đến lúc cần xem xét việc đặt cọc hiện đã ổn chưa. Xử lý với người hủy cọc cần phải có biện pháp như lần sau không cho doanh nghiệp đó tiếp tục đấu giá. Chúng ta không nên chỉ dừng lại trong việc hủy cọc rồi mất cọc. Bởi hủy cọc mất mỗi tiền cọc nhưng họ có thể bán được nhiều lô đất lời hơn” – TS Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Trong khi đó, ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao GIBC cũng cho rằng, vụ bỏ cọc thế kỷ” này đặt ra thách thức cho TP HCM trong các cuộc đấu giá tiếp theo.

Theo ông Nghĩa, rút kinh nghiệm từ cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua, cơ quan nhà nước cần có thêm cơ chế kiểm soát tư cách nhà đầu tư tham gia đấu giá thông qua việc chứng minh năng lực và ý tưởng thực hiện dự án. Các tiêu chuẩn sàng lọc nghiêm ngặt lịch sử hoạt động của các doanh nghiệp, chế tài mạnh, đủ sức răn đe để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực nằm trong tầm tay Nhà nước, có thể làm nhanh.

Đồng quan điểm, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng nên có thêm nhiều điều khoản bổ sung để siết chặt hơn nữa các ràng buộc liên quan đến đấu thầu đất đai. Phải sửa Luật đấu thầu không thể lỏng lẻo như hiện nay. Điều kiện trúng rồi mà bỏ thầu phải chặt chẽ. Bên cạnh đó điều kiện trúng thầu cũng cần phải có những điều kiện nhất định, đảm bảo năng lực tài chính.

“Các doanh nghiệp tham gia đấu thầu phải là những doanh nghiệp có đủ năng lực để phát triển dự án, không thể để lặp lại chuyện doanh nghiệp có tài sản trăm tỷ nhưng đi mua dự án hàng nghìn tỷ như vậy" - ông Võ cho hay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Vụ bỏ cọc thế kỷ” tại Thủ Thiêm: Cần nhìn lại quy định về đấu giá đất tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711666469 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711666469 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10