Dự án khu du lịch ven biển: Chính quyền và doanh nghiệp nên... "ngồi với nhau"

Nhóm PV 15/07/2018 06:52

Đó là quan điểm của Luật sư Phạm Văn Thanh – Đoàn Luật sư Quảng Nam xung quanh chủ trương của UBND TP Đà Nẵng về việc xem xét thu hồi Dự án Khu du lịch ven biển của công ty Hòn Ngọc Á Châu.

“Doanh nghiệp và cơ quan nhà nước nên ngồi lại với nhau để đưa ra quyết định cuối cùng có lợi cho đôi bên: vừa đảm bảo có công viên và lối đi bộ xuống biển, vừa đảm bảo mục tiêu đầu tư của dự án”, ông Thanh nhấn mạnh.

Luật sư Phạm Văn Thanh – Đoàn Luật sư Quảng Nam

Luật sư Phạm Văn Thanh – Đoàn Luật sư Quảng Nam

Luật sư Thanh cho biết: Luật Đất đai hiện hành quy định bốn trường hợp Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61); Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62); Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (Điều 64); Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (Điều 65). Đối với trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 62, tại Điểm a Khoản 3 điều này quy định: “3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm: (a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; (…)”.

Theo tôi, có khả năng UBND TP Đà Nẵng căn cứ vào các quy định này để thực hiện việc thu hồi đất Dự án Khu du lịch ven biển của Công ty Hòn Ngọc Á Châu - LS Thanh nhất mạnh.

Tuy nhiên, việc thu hồi đất này phải dựa trên những căn cứ quy định tại Điều 63 Luật Đất đai 2013 như sau: “Việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây:1. Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này;2. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;3. Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.thì mới đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Xem xét dưới góc nhìn thực tiễn, Công ty Hòn Ngọc Á Châu đầu tư xây dựng Dự án Khu dụ lịch trên biển trên tổng diện tích 170.000 m2 đất được giao và cho thuê thể hiện qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:

  • 500m2 đất ở sử dụng lâu dài (quyền sử dụng đất số E0249706 ngày 22/10/1994)
  • 500m2 đất giao đã trả tiền một lần với thời hạn sử dụng lâu dài (Hợp đồng giao nhận quyền sử dụng đất số 04/HĐ-GĐ ngày 15/4/2007)
  • 000 m2 đất thuê trả tiền hằng năm (Hợp đồng thuê đất số 161/HĐ-TĐ ngày 4/10/2011)

“Với việc chi trả một khoản đầu tư lớn một lần đối với đất được giao và hằng năm đối với đất thuê, Công ty Hòn Ngọc Á Châu đã thể hiện ý chí mong muốn đầu tư xây dựng dự án. Điều này đã được UBND TP. Đà Nẵng công nhận bằng Bảng Cam kết ngày 19/6/2014 ký giữa Công ty Hòn Ngọc Á Châu và UBND TP Đà Nẵng xác định Công ty Hòn Ngọc Á Châu đã và đang thực hiện nộp tiền thuê đất định kỳ theo đúng quy định và đã đưa vào sử dụng toàn bộ 170.000m2 đất của dự án để thi công cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch của thành phố Đà Nẵng, lần sau lại khác với lần trước, gây khó khăn cho doanh nghiệp thi công dự án đúng tiến độ. Đến nay, sau nhiều năm kể từ khi được bàn giao đất, doanh nghiệp vẫn chưa được cấp giấy phép xây dựng mặc dù đã nộp hồ sơ xin cấp giấy phép và UBND TP. Đà Nẵng đã cam kết cấp giấy phép xây dựng cùng các giấy tờ liên quan khác cho việc triển khai dự án trước ngày 15/3/2015 trong Bản cam kết ký giữa hai bên vào ngày 19/6/2014”, Luật sư Phạm Văn Thanh cho biết.

Dự án Khu du lịch ven biển của công ty Hòn Ngọc Á Châu

Dự án Khu du lịch ven biển của công ty Hòn Ngọc Á Châu

Cũng theo Luật sư Thanh, quy định về quy trình cấp giấy phép xây dựng hiện nay được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014: “1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:

  1. c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợpviệc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
  2. d) Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

đ) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

  1. e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợpcấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.

“Với các quy định trên thì có thể thấy việc cấp phép xây dựng cho công trình dự án HNAC đã không được thực hiện đúng thời hạn theo quy định pháp luật hiện hành”, Luật sư Phạm Văn Thanh khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng

    Đà Nẵng "nghiên cứu thêm" để thu hồi được các dự án của Vũ “nhôm”

    11:01, 13/07/2018

  • Đà Nẵng sẽ xem xét dự án của công ty Hòn Ngọc Á Châu

    Đà Nẵng sẽ xem xét dự án của công ty Hòn Ngọc Á Châu

    17:09, 12/07/2018

  • Đà Nẵng: Doanh nghiệp bàng hoàng vì bị thu hồi dự án

    Đà Nẵng: Doanh nghiệp bàng hoàng vì bị thu hồi dự án

    11:00, 10/07/2018

  • Đà Nẵng sẽ kiến nghị lấy lại Sân vận động Chi Lăng

    Đà Nẵng sẽ kiến nghị lấy lại Sân vận động Chi Lăng

    14:54, 12/07/2018

  • Đà Nẵng nỗ lực khắc phục sai lầm, xây dựng lại quy hoạch

    Đà Nẵng nỗ lực khắc phục sai lầm, xây dựng lại quy hoạch

    14:13, 12/07/2018

Cùng với đó, vì không nhận được các giấy phép và văn bản chấp thuận cần thiết của cơ quan có thẩm quyền nên Công ty Hòn Ngọc Á Châu cũng không thể triển khai các bước tiếp theo mặc dù đã thực hiện các bước xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để quản lý bảo vệ khu đất kể từ khi được bàn giao (xây dựng khu nhà quản lý, thuê nhân công, làm rào chắn, san lấp đất…) - một khoản đầu tư không nhỏ. 

Ngoài ra, Công ty Hòn Ngọc Á Châu đã ký kết hợp đồng với các đối tác liên quan để sớm đưa Dự án vào hoạt động sau khi nhận được chấp thuận từ Văn bản 10224/UBND-SXD, ký ngày 18/12/2017 của UBND TP Đà Nẵng. Đây là dự án lớn và Công ty đã dồn rất nhiều tâm huyết, kinh phí cũng như tinh thần, nên việc thu hồi đất sẽ gây tổn hại rất lớn đến Công ty, dễ dẫn đến phá sản.

Điều đáng nói là trên cơ sở quy hoạch và phải qua bước thẩm định hồ sơ cũng như các ý kiến của các cơ quan chuyên môn thì UBND TP Đà Nẵng mới cấp phép và giao đất cho nhà đầu tư. Vậy với việc thu hồi đất thì trách nhiệm của đơn vị quy hoạch, của các cơ quan chuyên môn như thế nào. Đó là chưa đề cập đến việc khi thu hồi đất, Nhà nước phải đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư mà ở đây cụ thể là Công ty Hòn Ngọc Á Châu.

Dự án Khu du lịch ven biển của công ty Hòn Ngọc Á Châu

Dự án Khu du lịch ven biển của công ty Hòn Ngọc Á Châu

Cũng cần phải nói thêm rằng, việc cơ quan Nhà nước thẩm quyền thay đổi quy hoạch liên tục, thu hồi đất đã giao cho các nhà đầu tư mà không do sai phạm từ phía doanh nghiệp là đi ngược lại tinh thần khuyến khích đầu tư nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội. Điều này sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ ở các nhà đầu tư không biết bị thu hồi đất lúc nào khi đang triển khai xây dựng dự án, từ đó khiến họ e ngại và không muốn đầu tư.

Với việc Công ty Hòn Ngọc Á Châu sẵn sàng dùng một phần đất thuộc Dự án có chiều rộng 50m mặt biển, chiều dài 323m, sát dự án khu trung tâm du lịch và giải trí quốc tế Silver Shores, để làm công viên cây xanh với lối đi bộ để nhân dân có thể sử dụng chung làm lối đi bộ xuống biển và Công ty cam kết sẽ xây dựng công viên theo thiết kế của thành phố bằng kinh phí của Doanh nghiệp như trong các văn bản đã kiến nghị, thiết nghĩ, giữa hai bên doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền nên ngồi lại thỏa thuận bàn bạc với nhau để đưa ra quyết định cuối cùng có lợi cho đôi bên, vừa đảm bảo chủ trương có công viên và lối đi bộ xuống biển cho người dân, vừa đảm bảo mục tiêu đầu tư Dự án Khu du lịch ven biển của công ty Hòn Ngọc Á Châu, tránh những thiệt hại quá lớn cho nhà nước cũng như bản thân doanh nghiệp, vừa đảm bảo được môi trường đầu tư phát triển thành phố”, Luật sư Phạm Văn Thanh một lần nữa nhấn mạnh

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự án khu du lịch ven biển: Chính quyền và doanh nghiệp nên... "ngồi với nhau"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO