WB: Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Diendandoanhnghiep.vn World Bank khuyến nghị Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước do họ có thể trì hoãn kế hoạch đầu tư...

Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo mới nhất đã đưa ra nhận định rằng hầu hết các chỉ số kinh tế và tài chính tiếp tục chứng minh khả năng phục hồi của Việt Nam. WB cho rằng, đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Đà Nẵng vừa qua đã được các cơ quan chức năng kiểm soát nhanh chóng.

Đợt bùng phát này buộc chính quyền hạn chế đi lại theo cách có mục tiêu và đẩy mạnh các biện pháp khác để giảm tác động. Cách tiếp cận có mục tiêu như vậy gây ảnh hưởng kinh tế ít hơn so với đợt cách ly toàn quốc hồi tháng 4 vừa qua.

sg

WB nhận định, sự sụt giảm này có thể phản ánh sự bất ổn ngày càng tăng liên quan đến đợt bùng phát dịch bệnh ở Đà Nẵng, với việc các nhà đầu tư nước ngoài tạm dừng để đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế.

Theo WB, hầu hết các chỉ số kinh tế và tài chính tiếp tục chứng minh khả năng phục hồi của Việt Nam, nhưng mức độ phục hồi trong nước đã giảm nhẹ trong tháng 8, một phần là do đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Đà Nẵng. Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp ứng phó với dịch COVID-19 bằng cách tăng chi tiêu công, và do vậy đã dần dần làm giảm dư địa tài khóa. 

Cụ thể: Trong 8 tháng đầu năm, thu ngân sách đạt 58,3% dự toán thu ngân sách, thấp hơn 12,4% so với cùng kì do kinh tế suy thoái và các doanh nghiệp, cá nhân được miễn thuế để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Đồng thời, chi tiêu công cao hơn 8,2% so với năm 2019, phản ánh biện pháp nới lỏng chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế. 

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng cho dù còn nhiều trở ngại trên thị trường quốc tế, trong khi dòng vốn FDI vào Việt Nam đã giảm đáng kể.

Theo đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm đáng kể trong tháng 8, chỉ đạt khoảng 720 triệu USD trong tháng 8 so với 3,1 tỷ USD vào tháng 7 năm 2020. Việt Nam đã nhận được 19,5 tỷ USD vốn FDI trong tám tháng đầu năm 2020, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019.

Vốn FDI giảm mạnh trong tháng 8 xuống còn khoảng 720 triệu USD so với 3,1 tỉ USD vào tháng 7 năm 2020.

Vốn FDI giảm mạnh trong tháng 8 xuống còn khoảng 720 triệu USD so với 3,1 tỉ USD vào tháng 7 năm 2020.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong bối cảnh như hiện nay thì mức giảm này thấp hơn nhiều so với thế giới và các nước trong khu vực. Trong đó, riêng vốn thực hiện đạt 11,3 tỷ USD, chỉ giảm 5,1% so với cùng kỳ.  

WB nhận định, sự sụt giảm này có thể phản ánh sự bất ổn ngày càng tăng liên quan đến đợt bùng phát dịch bệnh ở Đà Nẵng, với việc các nhà đầu tư nước ngoài tạm dừng để đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Do đó, tổ chức này khuyến nghị Việt Nam trong tương lai, cần quan tâm nhiều hơn đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước do họ có thể trì hoãn kế hoạch đầu tư trong một môi trường nhiều bất ổn như hiện nay. 

Trên thực tế việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam đang được xem là "cơ hội vàng" khi có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế rất quan tâm đến Việt Nam.

Trong một báo cáo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cũng cho biết, Apple bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số lượng sản xuất tai nghe tại Việt Nam (với khoảng 4 triệu chiếc tai nghe được sản xuất trong quý 2/2020). Google và Microsoft cũng đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong khi đó Mỹ đã xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chuỗi cung ứng. Panasonic sẽ chuyển nhà máy đến Hà Nội để thành trung tâm sản xuất máy giặt và máy lạnh lớn nhất tại Đông Nam Á.

Song hành với những cơ hội, USAID cũng chỉ ra việc Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trong khu vực để thu hút được nguồn vốn này như Ấn Độ, Indonesia. 

Trong bối cảnh các ưu đãi về thuế và đất đai đã không còn nhiều dư địa, muốn giành lợi thế, rõ ràng Việt Nam cần phải tạo ra sức hấp dẫn riêng để thu hút FDI. Sức hấp dẫn đó, theo TS Nguyễn Đình Cung, trước hết là sự ổn định về chính sách, bởi các nhà đầu tư muốn chính sách, luật pháp của chúng ta ổn định, trong văn bản pháp luật phải cụ thể, khi thực thi phải dự đoán được, không có chi phí không chính thức.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết WB: Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713490215 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713490215 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10