Xăng dầu trước áp lực tăng giá

LINH NGA 10/11/2021 04:00

Giá xăng tại kỳ điều chỉnh giá xăng dầu hôm nay (10/11), dự kiến tiếp tục tăng theo giá thế giới.

gfd

Nếu không tác động đến quỹ bình ổn, ở kỳ điều hành này, giá xăng có thể tăng khoảng từ 300-500 đồng/lít. 

Nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ bình ổn và thuế phí, xăng E5 RON 92 trong nước có thể tăng 300 đồng/lít.

Giá xăng trong nước sẽ tăng lần thứ 5 liên tiếp?

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 2/11 tăng so với kỳ tính giá ngày 26/10. Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình lên tới 100,66 USD/thùng; xăng RON 95 là 104,16 USD/thùng. Giá dầu cũng biến động đi lên, dầu thô có ngày chạm mức cao nhất trong vòng gần 3 năm, đạt 94,56 USD/thùng.

Giới phân tích đánh giá một số nguyên nhân khiến giá dầu thế giới tăng. Đó là sau khi nhà sản xuất dầu quốc doanh Aramco của Saudi Arabia tăng giá bán chính thức đối với dầu thô khiến giá dầu ngày 8/11 duy trì đà tăng. Cùng với đó là dự đoán khả năng khai thác của các nước thành viên OPEC+ đã đặt tới hạn, việc gia tăng sản lượng nếu có thực hiện sẽ phụ thuộc vào Saudi Arabia và UAE.

Tình trạng thiếu hụt năng lượng đang trở lên trầm trọng hơn ở Trung Quốc khi mùa đông lạnh giá đã đến khiến nhu cầu năng lượng tăng cao, trong khi khả năng cung ứng của các nhà sản xuất năng lượng bị hạn chế.... 

Theo các chuyên gia, giá xăng thế giới những ngày qua có xu hướng tăng nhẹ. Nếu không tác động đến quỹ bình ổn, ở kỳ điều hành này, giá xăng có thể tăng khoảng từ 300-500 đồng/lít. Và nếu đúng như dự báo trên, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ 5 liên tiếp. Trong vòng một năm qua, giá các mặt hàng xăng trong nước đã tăng tới 17 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên 3 lần.

Trong khi đó, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể chỉ nhích nhẹ hoặc không đổi.

Nguồn: Bộ Công Thương.

Nguồn: Bộ Công Thương.

Giá xăng dầu sẽ được điều hành sát thực tế hơn

Thời gian qua, giá xăng dầu tăng đang tác động tiêu cực đến việc phục hồi kinh tế, đời sống nhân dân, tình hình kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Ngày 1/11 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, trong đó có nhiều nội dung thay đổi về cơ chế điều hành xăng dầu và công thức tính giá.

Theo đó, kể từ ngày 2/1/2022, kỳ điều hành giá xăng dầu sẽ được giảm từ 15 ngày xuống còn 10 ngày, tức là mỗi tháng điều chỉnh 3 lần. Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày 1, ngày 11 và ngày 21 hằng tháng. Việc này sẽ giúp giá xăng dầu trong nước bám sát hơn diễn biến của giá thế giới, tránh tăng sốc và giảm chậm so với biến động của giá thế giới. 

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cách tính mới tuy đã tách được hai nguồn nhưng nguyên tắc tính giá cơ sở cơ bản không có thay đổi. Bởi hiện nay, thực tế giá bán của các nước được điều chỉnh phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới, đây là thông lệ chung của quốc tế trong thời gian qua, thực hiện trên nguyên tắc cạnh tranh với xăng dầu nhập khẩu.

Bên cạnh đó, các đơn vị mua xăng dầu từ các nhà máy trong nước được lợi thế không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng vẫn phải tính phụ phí thêm 10% đối với xăng. Vì thế, giá mua trong nước và nhập khẩu không chênh nhau nhiều.

Đối với quy định thay đổi thời gian điều hành giá xăng dầu, việc rút ngắn xuống 10 ngày/lần, thay vì 15 ngày/lần như hiện nay, các chuyên gia cho rằng phù hợp với thực tế, giá xăng dầu trong nước sẽ được giữ ổn định nhờ giảm các khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam nhưng vẫn bám sát giá xăng dầu thế giới.

Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), với thời gian điều hành 10 ngày thì giá xăng dầu trong nước sẽ bám sát hơn với diễn biến của giá thế giới và sẽ tránh được việc tăng sốc hoặc giảm chậm so với nhịp diễn biến của giá thế giới.

Đồng tình với việc tiếp tục duy trì Quỹ Bình ổn xăng dầu, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, nếu trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh thực sự đầy đủ toàn diện thì không cần Quỹ Bình ổn. Tuy nhiên với Việt Nam, do mặt hàng xăng dầu chưa hoàn toàn vận hành theo cơ chế thị trường nên vẫn cần có sự can thiệp của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghị định 95/2021: Đưa giá xăng dầu sát hơn với thực tế

    Nghị định 95/2021: Đưa giá xăng dầu sát hơn với thực tế

    04:10, 04/11/2021

  • Doanh nghiệp vận tải bị hạ “đo ván” bởi giá xăng dầu

    Doanh nghiệp vận tải bị hạ “đo ván” bởi giá xăng dầu

    11:17, 28/10/2021

  • Giá xăng dầu tăng “phi mã” đe dọa đà phục hồi kinh tế

    Giá xăng dầu tăng “phi mã” đe dọa đà phục hồi kinh tế

    04:30, 28/10/2021

  • Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh

    Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh

    16:00, 26/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xăng dầu trước áp lực tăng giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO