[XUẤT KHẨU GẠO] Đêm nay mở tờ khai, doanh nghiệp vẫn băn khoăn số lượng gạo “kẹt ở cảng”

Phú Khởi 25/04/2020 15:34

Dù 00h đêm nay (25/4) sẽ mở tờ khai đăng ký xuất khẩu gạo nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết: có một lượng lớn gạo được vận chuyển đến cảng sau ngày 24/3 chưa biết... số phận như thế nào.

Theo Công văn hỏa tốc số 2638/TCHQ-GSQL, ngày 24/4 của Tổng cục Hải quan gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội Lương thực Việt Nam; các doanh nghiệp xuất khẩu gạo; Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, cho biết: Từ 0 giờ ngày 25/4 đến ngày 30/4, Tổng cục Hải quan sẽ mở tờ khai đăng ký xuất khẩu gạo đối với những lô hàng gạo đã đưa vào cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế từ 24/3/2020 nhưng chưa đăng ký được tờ khai hải quan.

Công văn trên của Tổng cục Hải quan là nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp với các bộ, ngành giải quyết vướng mắc trong điều hành xuất khẩu gạo. Tại cuộc họp này Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận cho phép tạm ứng hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2020 100.000 tấn để giải quyết cho các doanh nghiệp có gạo đang kẹt ở các cảng được phép xuất khẩu.

Doanh nghiệp đề nghị cho xuất khẩu hết ssoo lượng

Doanh nghiệp đề nghị cho xuất khẩu hết số lượng gạo lỡ tập kết ra cảng sau ngày 24/3. ( ảnh Vĩnh Sơn).

Việc cho phép doanh nghiệp xuất khẩu gạo “giải phóng” lượng gạo đã lỡ đưa đến các cảng do lệnh tạm dừng xuất khẩu đột ngột lúc nửa đêm của Tổng cục Hải quan là nỗ lực của các cơ quan quản lý trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho biết: Việc Chính phủ cho phép doanh nghiệp xuất khẩu gạo trở lại là tin vui nhưng niềm vui vẫn chưa trọn vẹn vì vẫn còn một số lượng gạo không nhỏ của các doanh nghiệp được tập kết đến các cảng sau ngày 24/3 thì vẫn phải chờ đợi quyết định của cơ quan quản lý xuất khẩu.

Riêng công ty Việt Hưng có khoảng 3.000/7.000 tấn gạo được vận chuyển bằng đường thủy đến cảng sau ngày 24/3 chưa biết số phận như thế nào. Lý do các lô gạo vận chuyển đến cảng sau ngày 24/3 là do đi bằng đường thủy mất nhiều thời gian, khi đang vận chuyển trên đường thì mới hay lệnh dừng xuất khẩu nên không thể chở hàng quay về được.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An phân tích: vừa hạn ngạch chính và bổ sung thì tổng hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 4 lên đến 500.000 tấn.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu gạo: Đừng để chính sách thụt lùi!

    Xuất khẩu gạo: Đừng để chính sách thụt lùi!

    14:27, 23/04/2020

  • [VÌ SAO PHẢI THANH TRA XUẤT KHẨU GẠO] (Kỳ 3) Đẩy doanh nghiệp vào HÊN - XUI

    [VÌ SAO PHẢI THANH TRA XUẤT KHẨU GẠO] (Kỳ 3) Đẩy doanh nghiệp vào HÊN - XUI

    17:00, 23/04/2020

  • Cho phép xuất khẩu gạo nếp theo nhu cầu thị trường

    Cho phép xuất khẩu gạo nếp theo nhu cầu thị trường

    15:34, 24/04/2020

  • Chính thức “giải phóng” gạo kẹt ở cảng từ 0 giờ ngày 25/4

    Chính thức “giải phóng” gạo kẹt ở cảng từ 0 giờ ngày 25/4

    21:32, 24/04/2020

Trong 400.000 tấn gạo mở tờ khai hết lúc nửa đêm đến 14 giờ chiều ngày 25/4 chỉ mới có 175.000 tấn trong đó trừ đi 38.000 tấn gạo nếp (vì gạo nếp được xuất tự do) được thông quan; Hơn 260.000 tấn hạn ngạch còn lại có tới 40% là số đăng ký ảo, giữ chỗ, chưa đảm bảo thủ tục, chưa có hàng, hoặc chưa có tàu nên không thể xuất trong tháng 4. Từ nay đến hết tháng 4 chỉ còn vài ngày nữa, như thế trong tháng 4 không thể sử dụng hết hạn ngạch xuất khẩu 500.000 tấn.

Do vậy, theo ông Bình thì Hải quan cần khẩn trương cho đăng ký mở tờ khai kể cả cho số lượng gạo mà doanh nghiệp lỡ vận chuyển đến cảng sau ngày 24/3 ( khoảng hơn 55.000 tấn) vì đối với doanh nghiệp ở xa cảng và vận chuyển bằng đường thủy thì phải mất nhiều ngày để đến được cảng, trong khi lệnh dừng xuất khẩu thì được ban hành quá đột ngột, không có lộ trình để doanh nghiệp chuẩn bị.

Việc “kẹt hàng ở cảng” là điều bất khả kháng không doanh nghiệp nào mong muốn, đó là chưa kể chi phí lưu lại cảng mất 40 tỷ đồng cho số lượng 300.000 tấn kẹt ở cảng mỗi ngày. Nếu tính đến thời điểm hiện tại thì số lượng gạo của doanh nghiệp đã kẹt ở cảng đúng một tháng trời với chi phí lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Do đó việc cho phép “giải phóng” toàn bộ số lượng gạo của doanh nghiệp đang bị ách tắc do lệnh dừng xuất khẩu đột ngột không chỉ giúp tháo gỡ khó khăn mà còn là trách nhiệm của cơ quan quản lý điều hành xuất khẩu gạo đối với doanh nghiệp”, ông Bình nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[XUẤT KHẨU GẠO] Đêm nay mở tờ khai, doanh nghiệp vẫn băn khoăn số lượng gạo “kẹt ở cảng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO