Yếu tố nào hỗ trợ thị trường chứng khoán năm 2024?

Diendandoanhnghiep.vn Với việc mặt bằng lãi suất trong quý IV/2023 thậm chí đã rơi xuống thấp hơn so với giai đoạn Covid-19, đây sẽ là yếu tố chính hỗ trợ cho mức định giá của thị trường trong năm 2024.

>>>Điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán mới nổi trước 2025

mặt bằng lãi suất thấp tiếp tục là yếu tố chính hỗ trợ cho mức định giá của thị trường trong năm 2024.

Mặt bằng lãi suất thấp tiếp tục là yếu tố chính hỗ trợ cho mức định giá của thị trường trong năm 2024.

Theo Chứng khoán VCBS, trong năm 2023, VN-Index ghi nhận xu hướng tăng điểm phục hồi với sự gia tăng trở lại về mặt thanh khoản đã khiến cho thị trường trở nên sôi động hơn. Trước những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phục hồi trở lại, diễn biến trên thị trường cũng tích cực hơn đi cùng với thanh khoản trung bình phiên được phục hồi đáng kể.

VN-Index ghi nhận nhịp tăng điểm khá dài và gần chạm ngưỡng 1.250 điểm vào đầu tháng 9. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 9, áp lực chốt lời xuất hiện đã khiến VN-Index đảo chiều giảm khá mạnh về 1.025 điểm trước khi có được nhịp phục hồi lên 1.090 trong tháng 11.

Đi cùng xu hướng của VN-Index, thanh khoản trung bình mỗi phiên trên HNX cũng được cải thiện đáng kể và đạt xấp xỉ 1.529 tỷ đồng với số lượng cổ phiếu được giao dịch đạt 92,359 (triệu). So với cùng kỳ năm 2022, tuy khối lượng cổ phiếu trung bình được giao dịch mỗi phiên tăng 11,6% nhưng giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên sụt giảm đáng kể, xấp xỉ 28,7%.

“Đà phục hồi của thị trường được dẫn dắt chủ yếu bởi một số cổ phiếu vốn hóa lớn ngân hàng như VCB, HPG, FPT. Nhóm cổ phiếu bất động sản như VIC, VHM cùng một số cổ phiếu khác như MSN, SAB ghi nhận xu hướng đi xuống và đóng góp nhiều nhất vào chiều giảm điểm của VN Index”, VCBS đánh giá.

Đánh giá về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024, VCBS cho biết, với việc mặt bằng lãi suất trong quý IV/2023 thậm chí đã rơi xuống thấp hơn so với giai đoạn Covid-19, mặt bằng lãi suất thấp tiếp tục là yếu tố chính hỗ trợ cho mức định giá của thị trường trong năm 2024.

Ở chiều ngược lại, những rủi ro mà nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phải đối mặt là: Thứ nhất, xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ tạm ngưng trong bối cảnh cả sức mua lẫn nhu cầu vốn của nền kinh tế Việt Nam đều chưa có sự cải thiện đáng kể; Thứ hai, giá cả hàng hóa bật tăng trở lại đi cùng xu hướng mạnh lên của đồng USD kéo theo mức lạm phát cao hơn; Thứ ba, căng thẳng địa chính trị trong khu vực và trên thế giới tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các đối tác thương maị và đầu tư lớn của Việt Nam.

Nhìn về dài hạn, VCBS cho rằng Việt Nam sẽ là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực giai đoạn hậu đại dịch Covid-19 và tiếp tục duy trì sức hút lớn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp (FDI) và gián tiếp (FII).

Về thanh khoản thị trường, VCBS cho rằng, nếu như mặt bằng lãi suất liên tục duy trì ở mức thấp trong phần lớn thời gian của năm 2024 thì có thể sẽ kích thích dòng tiền từ các nhà đầu tư trong nước chảy vào thị trường chứng khoán dồi dào hơn.

Tuy nhiên, bối cảnh đồng USD vẫn đang có xu hướng mạnh lên tương đối so với hầu hết các đồng tiền khác và mặt bằng lãi suất ở Mỹ vẫn tiếp tục giữ ở mức cao thì dòng tiền khối ngoại nhìn chung sẽ vẫn giữ xu hướng hạn chế giải ngân mới.

Trên cơ sở mô hình hồi quy giữa mức biến động của tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và mức biến động thanh khoản trên thị trường, Công ty Chứng khoán này dự báo, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên có thể đạt khoảng 16.000 – 17.000 tỷ đồng trên cả ba sàn cho cả năm 2024, tương ứng giảm khoảng 5% so với năm 2023. Khối lượng giao dịch bình quân phiên cũng được kỳ vọng giảm khoảng 5% so với năm 2023, tương ứng đạt khoảng 830 – 850 triệu cổ phiếu mỗi phiên trên cả ba sàn.

Trong năm 2024, với kỳ vọng rằng sự phân hóa giữa các cổ phiếu sẽ tiếp tục rõ nét hơn đặt trong bối cảnh mức độ biến động lớn của thị trường, VCBS cho rằng, nhà đầu tư cần vừa sàng lọc và tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những doanh nghiệp có triển vọng tốt, vừa chú ý lựa chọn thời điểm giải ngân khi giá cổ phiếu vẫn đang được giao dịch ở vùng định giá hợp lý để đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro.

Cụ thể hơn, mặt bằng lãi suất tiếp tục ở mức thấp và vẫn có thể giảm thêm, mặc dù dư địa giảm thêm là không nhiều là yếu tố hỗ trợ về đầu vào đối với ngành ngân hàng cũng như về mức định giá đối với cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, làn sóng chuyển dịch một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác trong khu vực châu Á vẫn đang diễn ra và là xu hướng dài hạn khó đảo ngược. Ngoài ra, hoạt động đầu tư công vẫn tiếp tục là điểm nhấn đáng chú ý trong thời gian tới. Do đó, đơn vị này cho rằng, cổ phiếu của các nhóm ngành đáng chú ý trong năm 2024 sẽ là ngành ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp và phát triển hạ tầng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Yếu tố nào hỗ trợ thị trường chứng khoán năm 2024? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714382422 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714382422 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10