5 điều ước đầu năm

LÊ MỸ 01/01/2023 14:29

Khi bánh xe thời gian đã lăn đến vạch 2023, những hy vọng mới lại được thắp lên, những điều mong ước cũng thì thầm vang lên trong tâm trí giữa rực rỡ pháo hoa trên vùng trời chào năm mới.

>>> Hừng sáng 2023

Năm nay, nếu dạo khắp các diễn đàn tài chính, chứng khoán trên mạng xã hội, hay gặp và thông dụng nhất là những mong ước, những lời chúc nhau năm mới “tím rịm”, “tài khoản nhân đôi” hoặc “cổ phiếu nhân gấp nhiều lần”... Đó là ước mong của các nhà đầu tư chứng khoán. 

Nhưng có những mong ước còn rộng hơn, cho nhiều đối tượng, nhiều người hơn, xuất phát từ cả những câu chuyện, vấn đề của năm cũ. Xin tổng hợp tại một số điều mong ước đó.

Những điều ước hướng về một năm 2023 ổn định, phát triển vững vàng trên thị trường tài chính Việt Nam. Ảnh minh họa: Internet

Những điều ước hướng về một năm 2023 ổn định, phát triển vững vàng trên thị trường tài chính Việt Nam. Ảnh minh họa: Internet

Thứ nhất, thị trường tài chính ổn định, nhà đầu tư tiếp tục được bảo vệ. Năm 2022 là một năm nhiều biến động của thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam. Tuy nhiên, nói riêng với thị trường Việt Nam, đây là năm mà thị trường vốn, với đại diện cổ phiếu và trái phiếu, có nhiều rung lắc, biến động. Kết thúc năm 2022, trong phiên giao dịch cuối cùng của năm cũ, VN-Index giảm 2,2 điểm xuống 1.007,09 điểm và HNX-Index giảm 1,23 điểm, còn 205,31 điểm.

Như vậy sau một năm, VN-Index đã rớt mất 491,19 điểm, tương đương bốc hơi 32,7% trong khi cả năm 2021 tăng gần 36%. Còn trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm mạnh hơn khi mất đến 268,68 điểm, tương ứng giảm 56,7% so với cuối năm trước.

Cùng với sự bốc hơi của chỉ số chứng khoán, hàng loạt cổ phiếu đã lao dốc, nhiều nhà đầu tư đã mất tiền. Tuy kết thúc năm 2021, lượng nhà đầu tư cá nhân sở hữu tài khoản đã gần 6,8 triệu tài khoản, tăng 57,7% so với cuối năm 2021, nhưng đã có nhiều nhà đầu tư phải chấp nhận cắt lỗ, rời bỏ thị trường, nhường chỗ cho nhà đầu tư hoặc nhiều nhà đầu tư chấp nhận mở mới thêm tài khoản tìm vận may.

Nhà đầu tư thua lỗ vì rung lắc của thị trường chứng khoán, vì vào “đỉnh” rồi tuột “đáy”, vì thiếu hiểu biết, và có cả vì nghe những thông tin “lùa gà”, nghe theo các “đội lái”, thậm chí là bị ảnh hưởng bởi hành vi thao túng chứng khoán của một số đối tượng đã bị điều tra, khởi tố. 

Trong năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần tổ chức các Hội nghị về thị trường tài chính, khẳng định thông điệp: Bảo vệ Nhà đầu tư và doanh nghiệp làm ăn chân chính. Thông điệp này đã, đang và sẽ là điểm tựa để củng cố, định hướng cho niềm tin trên thị trường, cho các hành động chờ đợi đạt hiệu quả để sớm đưa thị trường chứng khoán nâng hạng. Và tất nhiên cũng mong đi cùng thị trường là việc tránh được những “cú sốc” bất khả kháng, ngoài mong đợi.

>>> Năm 2023, tỷ giá VND/ USD dự báo sẽ ổn định và có xu hướng giảm

Thứ hai, mong thị trường trái phiếu doanh nghiệp thực sự  sớm trở lại bệ phóng huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.Hiện nay, dự thảo sửa đổi, Nghị định 65/2022 về phát hành trái phiếu riêng lẻ vẫn đang được chờ đợi. Các nội dung của dự thảocó đáp ứng được mong đợi của thị trường, vẫn đang chờ vào chính sách mới kỳ vọng sớm được ban hành. Kỳ vọng đó không chỉ bao gồm là sẽ mang đến làn gió, “rẽ băng”, khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp, góp phần mang lại thanh khoản cả sơ và thứ cấp cho thị trường này và tạo đà cho doanh nghiệp có vòng quay vốn trở lại, còn là sự bảo đảm an toàn cho các trái chủ, cho một thị trường có nền tảng minh bạch để không bị rơi lặp vào vòng xoáy hệ quả như của quá khứ. Đi cùng, là câu chuyện minh bạch trong hệ thống phân phối trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt riêng lẻ, tránh dừng ở các các khuyến cáo, cảnh báo một chiều.

Một số kỳ vọng của thị trường trái phiếu cũng dồn vào các quy định pháp lý dự kiến để khơi dòng trái phiếu xanh, mang đến dòng vốn xanh cho nền kinh tế và doanh nghiệp. 

Thứ ba, mong đợi những chính sách điều hành, bao gồm tiền tệ, tỷ giá có thể được dự báo trước, tránh “giật cục”. Đây là chia sẻ cụ thể của ông Phạm Quốc Long, Phó Tổng Giám đốc Gemadept tại tọa đàm “Dự báo Kinh tế - Vượt cơn gió ngược 2023” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức cuối 2022. Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cũng đồng tình với quan điểm và mong đợi này khi trong năm qua, chính sách tiền tệ với hai đợt nâng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước thực tế gần như nằm ngoài dự đoán. Trong khi đó, cũng là tăng lãi suất gây “sốc” với mức tăng cao nhất trong suốt 4 thập kỷ qua, nhưng mọi động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dù hết sức “diều hâu” vẫn gần như có phát tín hiệu báo trước, khiến cho các thành phần kinh tế không “bàng hoàng”. 

Vẫn biết trong bối cảnh biến động của thị trường toàn cầu và với độ mở của nền kinh tế Việt Nam đã rất lớn, mọi sự linh hoạt, phản ứng của các nhà điều hành hoàn toàn có thể là phản ứng cấp thiết và vượt ra khỏi các dự đoán khi cần, nhưng giới chuyên môn vẫn cho rằng tránh những chính sách điều hành giật cục là kỳ vọng lớn nhất để mọi cỗ xe có sẵn đà thắng hoặc đệm phóng sẵn sàng thích nghi, sẽ tạo được hiệu quả “nhất hô bá ứng” tốt hơn trong năm 2023.

Nền kinh tế cần dòng tiền luân chuyển, thanh khoản ổn định. Doanh nghiệp mong đợi có chính sách hỗ trợ nguồn vốn tạo thêm động lực lớn, và kích thích thanh khoản. Ảnh: Quốc Tuấn

Nền kinh tế cần dòng tiền luân chuyển, thanh khoản ổn định. Doanh nghiệp mong đợi có chính sách hỗ trợ nguồn vốn tạo thêm động lực lớn, và kích thích thanh khoản. Ảnh: Quốc Tuấn

Thứ tư, mong cách chính sách thúc đẩy lan tỏa và gói hỗ trợ đến nơi cần đến. Năm 2022, chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội 2 năm trị giá gần 350.000 tỷ đồng được kỳ vọng rất lớn. Trong đó, trọng điểm là phần lớn ngân sách đầu tư hạ tầng, đầu tư công. Năm nay, ngay từ đầu năm Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn nút khởi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam với tổng vốn 146.990 tỷ đồng, dài 729 km, dự kiến hoàn thành năm 2025. Đây là một tín hiệu vô cùng sáng của nền kinh tế và cũng là nhấn nút quyết tâm để thúc đẩy đầu tư công tăng hiệu quả trong 365 ngày mới của 2023. 

Tương tự, gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2% cũng kỳ vọng sẽ dồn giải ngân phần lớn gói mọi cách hiệu quả ở năm, vì chúng ta đã đi qua nhiều tháng, với nhiều thời gian để hiểu và thấm, có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc giải ngân trên thực tế. 

Thứ năm, mong thanh khoản của nền kinh tế và doanh nghiệp thật dồi dào, mạnh mẽ. Đó không chỉ thể hiện trong dòng chảy mạnh mẽ vốn vào từ thu hút của vốn FDI, vốn FII, mà còn thể hiện với vốn đầu tư Nhà nước, vốn đầu tư tư nhân không bị co hẹp vì ảnh hưởng của điều kiện lạm phát và bối cảnh thắt chặt tiền tệ chung. Tương tự, là dòng tiền sẽ lưu động, linh hoạt chảy trên các thị trường từ thị trường vốn đến thị trường giao dịch tài sản.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, đó là mong ước của đơn hàng tăng nhanh, hàng tồn kho xuống thấp nhất và không bị ôm các hàng tồn kho “dìm” thanh khoản của doanh nghiệp mình…

Có thể bạn quan tâm

  • Các quốc gia thận trọng với chính sách tiền tệ năm 2023

    Các quốc gia thận trọng với chính sách tiền tệ năm 2023

    12:20, 01/01/2023

  • Quảng Nam và Đà Nẵng đón đoàn khách du lịch đầu tiên năm 2023

    Quảng Nam và Đà Nẵng đón đoàn khách du lịch đầu tiên năm 2023

    12:14, 01/01/2023

  • Năm 2023, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ “khởi sắc”

    Năm 2023, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ “khởi sắc”

    04:35, 01/01/2023

  • Rộn ràng Lễ đón năm mới 2023 trên toàn thế giới

    Rộn ràng Lễ đón năm mới 2023 trên toàn thế giới

    04:00, 01/01/2023

  • Những điểm nóng tác động triển vọng nhóm ngành cổ phiếu năm 2023

    Những điểm nóng tác động triển vọng nhóm ngành cổ phiếu năm 2023

    04:20, 01/01/2023

  • Nhiều cổ phiếu sẽ “nổi sóng” đầu năm 2023

    Nhiều cổ phiếu sẽ “nổi sóng” đầu năm 2023

    04:00, 01/01/2023

  • Năm 2023: Startup Đông Nam Á sẽ khó gọi vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm

    Năm 2023: Startup Đông Nam Á sẽ khó gọi vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm

    03:16, 01/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
5 điều ước đầu năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO