9 cách này đã được thực tế cho thấy tính hiệu quả.
1. Bán kèm theo những sản phẩm liên quan (Upsell)
Chắc hẳn bạn sẽ quen với những câu như “Anh/chị có muốn upsize đồ uống/món ăn không?” trong các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ẩm thực. Đây là một dạng của upsell - kỹ thuật bán một món hàng phiên bản đắt tiền hơn so với những gì khách hàng chọn ban đầu.
Đối với nhiều doanh nghiệp, upsell là hình thức kinh doanh hiệu quả hơn so với thu hút khách hàng mới.
Đôi khi khách hàng không biết hết danh sách sản phẩm, hoặc đơn giản họ chỉ cần biết rằng việc upsell phù hợp như thế nào đến nhu cầu, chính vì vậy, có hai điều cần lưu ý khi doanh nghiệp áp dụng hình thức upsell
Vì vậy, tốt nhất nên upsell những sản phẩm phù hợp với nhu cầu ban đầu của khách hàng, và đáng để họ bỏ thêm một khoản tiền nữa.
2. Tạo cảm giác cấp bách
Khi bán hàng, bạn phải minh bạch trong vấn đề thương hiệu và sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cũng nên tạo cảm giác cấp bách để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.
Một trong những cách thường thấy nhất để tạo cảm giác cấp bách cho khách hàng chính là đưa ra những sản phẩm phiên bản giới hạn, hoặc giới hạn thời gian khuyến mãi. Chẳng hạn, nếu bạn không thể cung cấp những mặt hàng phiên bản giới hạn, thì có thể tặng thêm những ưu đãi như miễn phí vận chuyển hoặc giảm giá.
Làm thế nào để tạo ra cảm giác cấp bách?
3. Live chat (trò chuyện trực tuyến)
Với tính năng live chat, khách hàng có thể dễ dàng hỏi và đưa ra ý kiến về những món hàng trước khi mua.
Phương pháp này giúp bạn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo nên trải nghiệm mua hàng tối ưu cho thương hiệu. Không những vậy, bạn còn nắm được những vấn đề phổ biến nhất mà khách hàng quan tâm. Từ đó, bạn có thể giải quyết để khách hàng mua hàng dễ dàng hơn.
Vì sao nên sử dụng live chat?
4. Bảo mật trang web
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của các khách hàng mua hàng trực tuyến là vấn đề an ninh mạng, chẳng hạn việc bảo mật thông tin cá nhân. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng những trang web có tính bảo mật cao để đáp ứng nhu cầu này.
Bạn có thể cho hiển thị những phần mềm chứng thực bảo mật mà trang web của bạn đang sử dụng, nhưng phải đảm bảo các chứng thực này là thật và không gây hiểu lầm cho khách hàng. Nếu không, trang web bán hàng của bạn rất có thể vướng vào các rắc rối pháp lý.
5. Sử dụng nút kêu gọi hành động (CTA - call to actions)
Bạn nên tích hợp/thiết kế những hút kêu gọi hành động trong từng bài đăng trên website. Và hãy nhớ đặt chúng ở những nơi lý tưởng nhất, chẳng hạn giữa cuối trang. Thêm vào đó, CTA cần ngắn gọn và đánh trúng tâm lý người mua hàng.