Bà Kamala Harris mang gì đến châu Á?

Diendandoanhnghiep.vn Ông J. Biden chính thức sửa sai, xoay sang châu Á. Tương lai vẫn rất khó đoán, nhưng bài học Trung Đông vẫn còn đó.

Bà Kamala Harris tại Singapore

Bà Kamala Harris tại Singapore

Chuyến công du của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến châu Á trong bối cảnh này rất đáng chú ý. Hai điểm đến là Singapore và Việt Nam, điều này cho thấy gì?

Washington đã chính thức nói lời từ biệt Trung Đông sau khi rút quân khỏi Afghanistan. Lợi ích Mỹ chưa phải chấm dứt hoàn toàn ở khu vực này, song nó không còn là địa bàn “ưu tiên chiến lược”. Cuộc chơi với thế giới Ả rập càng kéo dài càng lỗ nặng.

Singapore có mối quan hệ khá đặc biệt với Mỹ, không quá thân thiết để gọi là đồng minh “phên dậu” như Nhật Bản, Australia. Đảo quốc này trung thành với đường lối không liên kết, tuy nhiên họ luôn biết cách tận dụng mối quan hệ với Mỹ để duy trì an toàn tuyến đường biển qua eo biển Malacca.

Có thể thấy, 5 đời Tổng thống Mỹ gần đây không một ai “bỏ qua” Singapore mỗi khi đến châu Á, thậm chí nước này luôn được chọn tổ chức các sự kiện hòa giải hòa bình tầm cỡ quốc tế.

Vì vậy, để tránh tiếng và giảm nhẹ tính chất của chuyến thăm, Phó tướng của Joe Biden được cử đến Singapore. Mặc dù vậy nhưng bàn nghị sự sẽ không ít những vấn đề nóng bỏng liên quan đến an ninh khu vực.

Bà K. Harris là một người châu Á, gốc Ấn Độ, chắc chắn để vững vàng ở châu Á, ông Joe Biden không thể không chèo kéo thêm New Delhi - nhiệm vụ mà 4 đời Tổng thống Mỹ không thể toại nguyện.

Chính phủ ông Narrenda Modi trung thành với đường lối không liên minh xây trục, nước này nắm một cực rất quan trọng ở phía Nam châu Á, trên con đường tơ lụa 2.0 mà Bắc Kinh nỗ lực dọn dẹp mặt bằng.

Bà Harris có thể gây được thiện cảm với châu Á nói chung và Ấn Độ nói riêng, tạo thêm niềm tin để Washington lôi kéo thêm đồng minh, trong bối cảnh Trung Quốc tỏ ra mạnh bạo hơn ở châu Á - Thái Bình Dương.

Chưa một quốc Đông Nam Á nào chính thức bày tỏ quan điểm muốn Mỹ tăng cường can dự vào khu vực. Bài học Philippines là nhãn tiền. Khách quan mà nói, sự có mặt của Mỹ hiện nay là tích cực cho đại cục.

Không tự nhiên mà chuyến thăm của bà Harris được thiết kế ngay sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Sự kiện rút quân có thể làm giảm uy tín của Mỹ, khiến các đồng minh lo lắng về chính sách đồng minh của Joe Biden.

Về lâu dài, Đông Nam Á được hưởng lợi khi Nhà trắng ưu tiên tập trung nguồn lực về khu vực này. Đó chắc chắn sẽ là thông điệp mà Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris mang theo khi đến thăm Việt Nam và Singapore.

Mỹ chính thức xoay trục về châu Á

Mỹ chính thức xoay trục về châu Á

Bộ Quốc phòng Mỹ thừa hiểu, việc họ không còn bảo đảm an toàn cho Afghanistan sẽ gây ra hậu quả an ninh, chính trị cho các nước Hồi giáo hoặc có cơ cấu dân số hồi giáo ở châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Brunei… bởi nguy cơ phong trào thánh chiến, ly khai có thể bùng phát.

Phó Tổng thống Mỹ sẽ trấn an điều này, rằng chúng tôi sẽ đến gần hơn để giải quyết nỗi lo này. Nhưng vấn đề là làm sao để tiếng nói Mỹ có thể tròn trịa khi Afghanistan đã thất bại toàn tập trên con đường tiến tới hòa bình, dân chủ mà trước đó ông G. Bush, B. Obama và cả D. Trump hứa hẹn!

Một trong những giá trị “mềm” là bàn đạp để Mỹ mạnh dạn can thiệp ra bên ngoài là “dân chủ, nhân quyền, thịnh vượng”, trừ những đồng minh hình thành ngay sau thế chiến II được xem là thành công, còn lại đều tan hoang đổ nát trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây.

Có thể nói, sau 10 năm, kể từ khi B. Obama đưa ra chiến lược “xoay trục châu Á - Thái Bình Dương”, sau nhiều động thái rời rạc, đến nay chiến lược này mới chính thức khởi động.

Có điều, 20 năm trước ông Bush đã xác định sai lầm trọng tâm chiến lược lúc ấy là đánh dẹp khủng bố, cũng khoảng thời gian này Trung Quốc làm mưa làm gió tại châu Á, châu Phi.

Sau 20 năm kết quả rõ ràng, chủ nghĩa khủng bố chưa hề bị tiêu diệt, đẩy nhiều quốc gia Trung Đông vào tình cảnh “huynh đệ tương tàn”. Giờ đây, ông J. Biden chính thức sửa sai, xoay sang châu Á. Tương lai vẫn rất khó đoán, nhưng bài học Trung Đông vẫn còn đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bà Kamala Harris mang gì đến châu Á? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711645915 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711645915 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10