Ba lực cản doanh nghiệp Mỹ trong năm 2024

TRƯỜNG ĐẶNG 06/02/2024 04:00

Giữa những triển vọng tươi sáng của nền kinh tế Mỹ, các lãnh đạo tập đoàn vẫn cảnh giác với con đường phía trước - nơi vẫn tiềm ẩn những rào cản khó lường.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ bày tỏ lo ngại về sức chi tiêu trong nước vào năm 2024

Nhiều doanh nghiệp Mỹ bày tỏ lo ngại về sức chi tiêu trong nước vào năm 2024

Thị trường chứng khoán Mỹ đang chứng kiến cơn sốt đầu tư. Trong ba tháng qua, chỉ số S&P 500 đã tăng gần 15%, đạt mức cao kỷ lục. Dữ liệu kinh tế tốt đẹp càng bổ trợ cho sự lạc quan của các nhà đầu tư.

>>Bầu cử Mỹ tác động ra sao đến sáng kiến IPEF?

Đầu tháng 2/2024, Bộ Lao động Mỹ báo cáo có nhiều việc làm hơn dự kiến trong tháng 1. Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 3,3% trong quý 4/2023. Lạm phát tiếp tục giảm xuống 2,6% - không xa mục tiêu 2% của FED. Với các động lực đó, không khó hiểu khi các nhà đầu tư thế giới đặt nhiều kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản trong năm nay.

Thế nhưng, kỳ vọng đó sớm bị dội gáo nước lạnh khi vào ngày 31/1 vừa qua, Chủ tịch FED Jerome Powell đã bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất với lý do lạm phát vẫn còn quá cao. Quan điểm của lãnh đạo Mỹ cho thấy mối đe dọa doanh nghiệp Mỹ vẫn còn tiềm ẩn sau khi đã bị che mờ bởi những con số đẹp đẽ thời gian qua.

Trước hết, các nhà kinh tế chỉ ra rằng khi các khoản nợ giá rẻ thời đại dịch bắt đầu đáo hạn, chi phí lãi suất đối với khoản nợ doanh nghiệp phi tài chính trị giá 21 nghìn tỷ USD của Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên, khiến miếng bánh lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị đe dọa.

Trong quý 4/2023, các công ty thuộc S&P 500 đang báo cáo tăng trưởng khiêm tốn, chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, ba trong số các lực đẩy lợi nhuận hiện có thể đang suy yếu. Trong đó, lực đẩy đáng lo ngại đầu tiên nằm ở người tiêu dùng Mỹ. Tiền tiết kiệm sau đại dịch – thứ được cho đã khiến mức tiêu thụ hàng hóa tăng vọt năm 2023 - đang cạn kiệt. Ông Francois de Soyres, chuyên gia kinh tế của FED, chỉ ra số tiền tiết kiệm dư thừa mà người mua hàng Mỹ tích lũy được trong thời kỳ đại dịch (một phần nhờ vào các gói hỗ trợ của chính phủ) hiện đã được chi tiêu phần lớn. Trong khi đó, tỷ lệ vỡ nợ trên thẻ tín dụng đã tăng đều đặn.

>>Lý do FED bất ngờ thận trọng hơn về việc cắt giảm lãi suất

Các chuyên gia cảnh báo các cửa hàng bán lẻ đang lường trước thời kỳ khó khăn. Cuối tháng 1, Wayfair (nhà bán lẻ nội thất điện tử), Levi’s hay Whirlpool đã tuyên bố cắt giảm nhân sự hoặc dự kiến doanh thu tăng trưởng thấp hơn dự báo.

General Motors, nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ, dự báo số lượng ô tô bán ra ở Mỹ sẽ chỉ tăng 3% trong năm 2024, thấp hơn nhiều so với mức tăng 12% của năm ngoái. Chi phí cao hơn do tăng lương và nguy cơ tiềm tàng từ gián đoạn chuỗi cung ứng được cho là lý do cho sự khó khăn của General Motors. Xe điện cũng không phải ngoại lệ, khi Tesla gần đây cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng của công ty có thể thấp hơn đáng kể trong năm nay. 

Nỗi lo thứ hai đối với kinh tế Mỹ là sức khỏe ngành tiêu dùng Trung Quốc – thị trường lớn nhất của nhiều nhà sản xuất Mỹ. Sự sụp đổ trong lĩnh vực bất động sản và nhiều lý do khác đã đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng của quốc gia này.

Đầu tư vào sản xuất của Mỹ cũng đang có dấu hiệu chậm lại trong năm qua

Đầu tư vào sản xuất của Mỹ cũng đang có dấu hiệu chậm lại 

Vào tháng 12/2023, giá cổ phiếu của Nike đã lao dốc sau khi hãng này báo cáo mức tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại ở Trung Quốc do những khó khăn vĩ mô gia tăng. Quyết định mới đây của tòa án Hồng Kông tuyên bố thanh lý tài sản của Evergrande, từng là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, có thể khiến tâm trạng trở nên tồi tệ hơn.

Trong khi đó, một loạt các doanh nghiệp Mỹ từng kinh doanh thành công ở Trung Quốc như Starbucks hay Apple cũng đang chật vật đạt mức tăng trưởng khiêm tốn trong bối cảnh đó. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà sản xuất nội địa càng khiến khó khăn tăng thêm.

Ở trong nước, sự bùng nổ sản xuất của Mỹ cũng đang có dấu hiệu chậm lại, khiến nó trở thành nguy cơ thứ ba đối với các doanh nghiệp Mỹ trong 2024.

Trong nửa đầu năm 2023, số lượng nhà máy được xây dựng hàng tháng ở Mỹ đã tăng 17%. Trong nửa sau năm 2023, mức tăng trưởng này chậm lại đáng kể chỉ còn 8%. Lý giải về điều này, một số ý kiến chỉ ra có thể là do các khoản trợ cấp mà chính quyền Joe Biden hứa hẹn chậm được chi trả.

Trong số 52 tỷ USD cam kết giành cho ngành chip để hỗ trợ sản xuất chất bán dẫn trong nước, cho đến nay chỉ một phần nhỏ được phân bổ, theo The Economist. Điều này khiến không chỉ các tập đoàn nước ngoài mà ngay cả các nhà sản xuất ô tô Mỹ thất vọng và trì hoãn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

TSMC, gã khổng lồ chip của Đài Loan, hôm 18/1 tuyên bố sẽ trì hoãn việc mở nhà máy bán dẫn thứ hai ở Arizona thêm một hoặc hai năm. Trước đó vào năm 2023, tập đoàn này cũng đã trì hoãn kế hoạch này. Theo The Economist, Intel dường như cũng sẽ trì hoãn việc mở nhà máy ở Ohio...

Có thể bạn quan tâm

  • Thêm một ngành kinh tế Mỹ

    Thêm một ngành kinh tế Mỹ "đại bại" dưới tay Trung Quốc

    04:30, 24/01/2024

  • Kinh tế Mỹ sắp “hạ cánh mềm”?

    Kinh tế Mỹ sắp “hạ cánh mềm”?

    05:00, 25/12/2023

  • Kinh tế Mỹ: Một năm nhìn lại

    Kinh tế Mỹ: Một năm nhìn lại

    04:00, 25/12/2023

  • Kinh tế Mỹ tươi sáng, ông Biden vẫn

    Kinh tế Mỹ tươi sáng, ông Biden vẫn "lép vế" trước ông Trump

    04:30, 08/11/2023

  • Lãi suất FED - “bức màn sắt” của kinh tế Mỹ

    Lãi suất FED - “bức màn sắt” của kinh tế Mỹ

    04:00, 01/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ba lực cản doanh nghiệp Mỹ trong năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO