Mới đây, ứng dụng giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc vừa chính thức trình làng bộ phông chữ mới có tên BM Lucas. Điều đặc biệt, bộ phông chữ này đem đến nhiều hoài niệm cho người Việt.
>>>Cộng cà phê bán... “hoài niệm”
Phông chữ của quá khứ...
Bộ phông chữ mới BM Lucas, được lấy cảm hứng từ chất liệu ẩm thực đường phố và cải tiến trên bộ phông chữ Cooper Black. Đây là phông chữ được thiết kế dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Có lẽ với hầu hết người Việt, những hình ảnh quán ăn, cửa hàng, nơi bơm vá xe đạp hay là các xe bán mì gõ, hủ tiếu là thứ không thể nào quen thuộc hơn. Ở những hình ảnh này, người ta thường nhìn thấy sự gần gũi và ấm áp toát lên từ quá khứ và hoài niệm quen thuộc. Mặc dù, không ai lý giải về nguồn gốc của sự gần gũi và phổ biến này, nhưng dường như nét thân thuộc đặc biệt ấy đã trở thành thói quen cho một quá khứ.
Phông chữ BM Lucas được Baemin thiết kế dành riêng cho thị trường Việt Nam. Vẫn là nét chữ ấy, dày, chân chữ đậm và hình dạng tròn trịa, bộ phông chữ mới của Baemin dường như đã mang đến cho người dùng một cảm giác cực kỳ quen thuộc khi chứng kiến qua những thông điệp, slogan của Baemin trên khắp đường phố Việt Nam.
Ông Jinwoo Song – Tổng Giám đốc Baemin chia sẻ: “Để một thương hiệu ẩm thực đường phố trở nên gần gũi và tiếp cận được nhiều khách hàng, ngoài đồ ăn ngon và chất lượng, hình ảnh quán ăn cũng là nhân tố làm nên thương hiệu. Chính hình ảnh quen thuộc của nét chữ trên bảng hiệu các quán ăn, đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất để chúng tôi tạo ra một bộ phông chữ có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, giúp các thương nhân làm nên hình ảnh thương hiệu đặc trưng của riêng mình”.
Có vẻ Baemin đang tìm kiếm một hướng đi khác biệt với những thương hiệu giao đồ ăn khác trên thị trường Việt Nam bằng một hành trình hướng đến trái tim và hoài niệm.
>>>Chiếc xe “cà tàng” và sự nghiệp của “Vua cà phê”
>>>KIDO và chiến lược “bọc lót” cà phê
Lý do của Baemin?
Trên thực tế, chiêu tiếp thị bằng hoài niệm rất hay được các thương hiệu dùng để thu hút khách hàng. Tiếp thị bằng hoài niệm có thể tạo ra cảm giác tích cực, đẩy cảm xúc lên bằng cách sử dụng những ý tưởng quen thuộc để liên kết thương hiệu với thứ gì đó mà khách hàng có kỷ niệm đẹp. Nhiều thương hiệu sử dụng nó để tạo cảm giác hoài cổ trong những trải nghiệm mà họ cung cấp cho khách hàng.
Hoài niệm là một hiện tượng tâm lý đề cập đến cảm giác khao khát hoặc tiếc nuối về quá khứ. Nó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm mùi thức ăn mà mẹ từng nấu, một bài hát yêu thích từ thời thơ ấu hoặc những bức ảnh của bạn bè hoặc thậm chí là một góc phố ngày xưa hay một cửa hàng quen thuộc trong quá khứ. Đó là những thứ có thể gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ và có thể là động lực tạo nên ký ức và cuộc sống mỗi chúng ta.
Rất nhiều gã khổng lồ “bon chen” trong ý tưởng này, từ coca-cola cho đến Netflix rồi Apple, tất cả đều sử dụng nó như một công cụ để thu hút người dùng.
Một trong những thương hiệu khai thác tốt nhất sự hoài niệm chính là Cộng cà phê, được coi là một trong những thương hiệu cà phê thành công nhất ở Việt Nam. Được thành lập từ năm 2007 với ý tưởng khác lạ, tái hiện lại cuộc sống về những điều xưa cũ. Nhắc đến Cộng, ai cũng nhớ đến hình ảnh một quán cà phê cổ xưa, mang đậm phong cách Việt Nam thời kỳ trước. Điều này đã tạo nên điểm khác biệt của Cộng so với các cửa hàng kinh doanh cà phê khác, khách hàng khi đến Cộng đều cảm nhận được không gian hoài cổ, giản dị nhưng không kém phần tinh tế.
Với người Việt Nam, nhất là với những người thuộc thế hệ hơi “già” một chút, hình ảnh những góc phố, quán ăn hay là các cửa hàng cũ kỹ mà quen thuộc luôn hiển hiện trong mỗi chúng ta.
Có vẻ khi thâm nhập Việt Nam, Baemin đã luôn chú trọng đến từng bước đi và đề cao tiêu chí “thấu hiểu” của mình.
Có thể bạn quan tâm
Baemin và những điều khác biệt
14:43, 31/05/2023
Con đường đa dạng hóa của Baemin Việt Nam
01:33, 29/04/2023
Baemin có “xanh hóa” được đồ ăn giao?
03:00, 11/03/2023
CEO BAEMIN Việt Nam: "Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng ứng dụng"
03:45, 26/11/2022
Chặng đường “tăng tốc” của Baemin
02:36, 29/09/2022