Bất chấp nguy cơ bị trừng phạt, Trung Quốc vẫn ồ ạt nhập khẩu than của Nga

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc cần than, trong khi Moscow cần khách hàng. Điều này đã tạo ra một làn sóng giao dịch than giá rẻ kỷ lục giữa Trung Quốc và Nga, ngay cả khi phương Tây đưa ra các lệnh trừng phạt.

>>>“Hiệu ứng domino” từ thị trường Trung Quốc

Bùng nổ thương mại than

Vào tháng 4, Trung Quốc không chỉ mua nhiều than từ Nga hơn bao giờ hết mà còn xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với tất cả các loại than, một động thái mà các nhà phân tích cho rằng sẽ chủ yếu có lợi cho các nhà cung cấp của Nga.

Than được bốc xếp lên toa tàu tại một mỏ ở vùng Krasnoyarsk, Siberia, Nga.

Than được bốc xếp lên toa tàu tại một mỏ ở vùng Krasnoyarsk, Siberia, Nga.

Theo dữ liệu thương mại từ Refinitiv, nhập khẩu than của Trung Quốc từ Nga tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4, đạt 4,42 triệu tấn. Nga đã vượt Australia trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai của Trung Quốc kể từ năm ngoái và hiện chiếm 19% lượng than nhập khẩu của nước này, tăng so với mức 14% vào tháng Ba.

Cũng trong tháng trước, Trung Quốc đã nhập khẩu kỷ lục 1,09 triệu tấn than luyện cốc từ đường biển từ Nga, tăng 10% so với tháng 4 năm ngoái, theo công ty dữ liệu Kpler. Than cốc được dùng để luyện thép.

Các giao dịch thương mại than đang bùng nổ. Bất chấp những cam kết nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, Trung Quốc hiện đang tập trung vào việc đưa nền kinh tế của mình thoát khỏi tình trạng suy thoái và cần than để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện và sản xuất thép cho các dự án cơ sở hạ tầng. Trong khi Nga cũng rất cần khách hàng mới cho nhiên liệu hóa thạch của mình khi bị phương Tây xa lánh.

Trung Quốc, nước mua than hàng đầu thế giới, đã đưa ra tuyên bố vào năm 2020 sẽ trung hòa các-bon vào năm 2060. Nhưng sau khi tình trạng thiếu điện trầm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình và doanh nghiệp vào cuối năm ngoái, nước này đã tăng cường tiêu thụ than.

Nhập khẩu than tăng 64% vào năm 2021 và sản lượng nội địa đạt kỷ lục 4,13 tỷ tấn. Năm nay, những con số này được dự đoán sẽ còn cao hơn do Chủ tịch Tập Cận Bình ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để vực dậy nền kinh tế.

>>>Putin đưa kinh tế Nga vào vòng tay Trung Quốc!

>>>Các công ty Trung Quốc chiếm ưu thế như thế nào trên toàn cầu?

Cơ hội của Trung Quốc

Hiện tại, Trung Quốc không chỉ mua nhiều than của Nga mà còn mua với giá chiết khấu lớn.

Nga là nhà xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới và giá cả toàn cầu của mặt hàng này đã tăng mạnh kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra. Giá than đá kỳ hạn của ICE Newcastle đã tăng hơn 40% kể từ đầu tháng Ba.

Nga là nhà xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới và hiện là nhà cung cấp lớn thứ hai của Trung Quốc sau Indonesia.

Nga là nhà xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới và là nhà cung cấp lớn thứ hai của Trung Quốc.

Toby Hassall, chuyên gia phân tích của Tổ chức Nghiên cứu Thị trường Than tại London Stock Exchange Group, cho biết: “Trong những tháng gần đây, các lệnh trừng phạt đã tạo ra sự phân chia rõ rệt của thị trường than đường biển toàn cầu, vì nhiều nhà nhập khẩu hiện không thể hoặc không muốn nhập khẩu than từ Nga”.

Khi nhóm người mua ngày càng ít đi, những nhà nhập khẩu có khả năng và sẵn sàng mua than từ Nga sẽ "trả giá thấp hơn nhiều cho nguồn cung này so với than từ các nguồn khác", Hassall nói.

Vào tháng 4, than cốc cao cấp của Nga giao đến cảng Jingtang ở miền bắc Trung Quốc có giá 2.710 nhân dân tệ (403 USD)/ tấn, theo MySteel, nhà cung cấp dữ liệu ngành công nghiệp Trung Quốc. Con số này so với 475 USD đối với than luyện cốc của Mỹ cập cảng và 423 USD đối với than khai thác ở Trung Quốc.

Các đợt giảm giá vẫn tiếp diễn trong tháng này. Vào cuối tuần trước, than luyện cốc của Nga tại các cảng phía bắc Trung Quốc đạt trung bình khoảng 439 USD/ tấn, theo nhà cung cấp dữ liệu Hithink Flush Information có trụ sở tại Hàng Châu. Than Úc có giá 512 USD, và than Trung Quốc là 496 USD.

Nhìn chung, việc mua thêm than từ Nga đối với Bắc Kinh không chỉ là một cử chỉ thân thiện với Moscow, mà còn là một động thái thông minh có lợi cho nhu cầu kinh tế của mình. Đặc biệt, Trung Quốc cũng rất khéo léo trong bối cảnh vừa duy trì mối quan hệ hữu nghị với Nga mà không để xảy ra vi phạm với các lệnh trừng phạt thứ cấp từ phương Tây. Mặc dù vậy, nguy cơ này vẫn treo lơ lửng trên đầu Trung Quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất chấp nguy cơ bị trừng phạt, Trung Quốc vẫn ồ ạt nhập khẩu than của Nga tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714040283 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714040283 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10