Bến Tre là một trong 8 tỉnh, thành phố được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.
Chuyển từ phương châm “Không COVID" sang phương châm “Chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, tỉnh Bến Tre đang tích cực cụ thể hóa các giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã phải đối mặt, giải quyết và vượt qua nhiều khó khăn; bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, là một trong 8 tỉnh, thành phố được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Đây là kết quả của sự chung sức, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân toàn tỉnh.
Trong 9 tháng năm 2021, mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn… đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp... Tuy nhiên, với sự chủ động, quyết tâm, đồng thuận, Bến Tre đã tập trung, nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy năm 2021 đạt một số kết quả nổi bật. Cụ thế, Bến Tre đã thực hiện quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng chống hạn mặn (trong quý I), tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội (trong quý II), phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, chăm lo đời sống nhân dân (trong quý III)... Thu ngân sách đạt khá cao; tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu trong điều kiện khó khăn nhưng vẫn đạt tương đương so với cùng kỳ... Các giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, các chương trình tín dụng, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được thực hiện khá tốt, chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp trong khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.
Để bảo vệ thành quả bước đầu và tiến tới “xanh hóa toàn tỉnh”, đẩy lùi triệt để dịch bệnh COVID-19, thực hiện tốt “mục tiêu kép”, tỉnh Bến Tre đã và đang tập trung cao độ, bảo đảm thực hiện có hiệu quả phương án mới trong phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Đặc biệt, tỉnh đã khẩn trương thực hiện các giải pháp, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và người dân từng bước khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, qua đó, tạo điều kiện để thúc đẩy đầu tư toàn xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” của các doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh đã gặp nhiều hạn chế. Do đó, để các doanh nghiệp hoạt động trở lại, vấn đề cần quan tâm là hỗ trợ, tạo điều kiện, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, lưu thông hàng hóa an toàn… theo hướng an toàn để sản xuất và đã sản xuất thì dứt khoát phải an toàn.
Các ngành chức năng, các cấp trên địa bàn tỉnh cần phải khẩn trương thực hiện các giải pháp hỗ trợ tín dụng, thúc đẩy nhanh việc tìm thị trường nguyên liệu/thị trường tiêu thụ mới cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí… để giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Việc đảm bảo thị trường lao động phục vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại cũng là yếu tố cấp bách cần quan tâm. Ngành ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục chủ động thực hiện tốt, thực hiện ngay các chính sách, quy định của Trung ương về cấp tín dụng, gia hạn nợ, giữ nguyên nhóm nợ; xem xét miễn, giảm lãi tiền vay, phí dịch vụ cho vay lại, cho vay mới để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Sự “đứt gãy” chuỗi cung ứng hàng hóa trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội cần được khẩn trương phục hồi kết nối trở lại, nhất là việc lưu thông vận tải, khôi phục và mở cửa trở lại hoạt động buôn bán hàng hóa một cách có tổ chức khoa học và chặt chẽ. Theo đó, cùng với việc hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách chủ động xây dựng phương án hoạt động trở lại và thực hiện theo đúng quy định hiện hành, tỉnh cũng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận tải hàng hóa, bảo đảm vận tải thông suốt, nhanh chóng, kịp thời và an toàn.
Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI với phương châm hành động “Chính quyền mạnh, trách nhiệm cao, sáng tạo, phục vụ nhân dân và đồng hành cùng doanh nghiệp”. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Bến Tre tiếp tục cụ thể hóa Chỉ thị số 01-CT/TU bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với thực tiễn, nhằm tạo sự đồng thuận cao, nhận thức đầy đủ, thi đua “Đồng Khởi mới" và chủ đề “Đồng thuận - Sáng tạo" bằng hành động cụ thể: Đổi mới tư duy, tác phong, phong cách, lề lối làm việc để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Triển khai Nghị quyết 116/NQ-CP: BHXH tỉnh Bến Tre được người lao động, doanh nghiệp đặt niềm tin
18:28, 14/10/2021
Bến Tre: Họp mặt doanh nhân, doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam
17:19, 12/10/2021
Bến Tre: Sẽ xử phạt 8 doanh nghiệp và đề nghị Công an khởi tố 2 doanh nghiệp vi phạm Luật BHXH
22:43, 01/10/2021