Khi bị răn đe trên Biển Đông, Trung Quốc bắt đầu chùng xuống - và đương nhiên họ sẽ lôi ra từ trong tay nải một đối sách mới.
Mấy hôm nay, giới chuyên gia trong nước bày tỏ lo ngại nếu hai siêu cường Mỹ, Trung Quốc cùng “căng”, nguy cơ xung đột quân sự là hiện hữu. Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu tại trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, nói rằng, Bắc Kinh có thể tăng cường các biện pháp thách thức các hoạt động quân sự của Mỹ ở vùng biển tranh chấp này.
Cơ quan nghiên cứu Eurasia Group phân tích, nhiều khả năng Trung Quốc có thể tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông “nhằm buộc các máy bay quân sự và thương mại quốc tế thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc”.
Căng thẳng đương nhiên có, nhưng Mỹ và Trung Quốc không dại dột gì trói buộc nhau vào một cuộc xung đột vũ trang. Và chắc chắn, đó không phải là mục đích của Washington lẫn Bắc Kinh.
Trước mắt, Biển Đông sẽ lặng sóng, mối quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu đi, các bên tìm cách liên lạc, đặc biệt là phía Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để không bị gây khó khăn thêm ở Biển Đông.
Đặc biệt, ông Tập sẽ gia tăng vỗ về các nước trong khu vực để lôi kéo thêm đồng minh. Bằng chứng là chỉ 1 ngày sau tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Tập có cuộc điện đàm với Thủ tướng Lý Hiển Long. Nội dung chính của cuộc nói chuyện này được Xinhua nhấn mạnh vào “tình hữu nghị song phương”, “vượt qua phiền nhiễu, cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực”,…
Tuy nhiên, Dylan Loh, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế từ tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), cho rằng: “nhiều khả năng có những dụng ý sâu xa hơn ẩn đằng sau, trong bối cảnh bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về đại dịch và căng thẳng hàng hải ngày càng tăng cao”.
Trong khi đó tờ Global Time lại cho rằng, cuộc điện đàm của ông Tập tới lãnh đạo những quốc gia quan trọng nhất trong ASEAN là thông điệp gửi tới Mỹ, rằng quan hệ giữa Trung Quốc và các nước này không hề mong manh như họ nghĩ.
Đó đều là những tín hiệu lạc quan để kết luận rằng, Bắc Kinh đang “xem lại mình” và không dám gây thêm hành động ngang ngược làm sứt mẻ quan hệ với láng giềng gần.
Việt Nam ở thế thuận lợi nhất, về lý thuyết, có thể “tọa sơn quan hổ đấu”. Nhưng đối với vấn đề chủ quyền, quyền lợi kinh tế dầu mỏ, an ninh hàng hải,…thì không nên chần chừ, nhất là với những người khó lường như ông Trump, Tập Cận Bình!
Cái được lớn nhất sau tuyên bố của Mỹ chính là tiếp thêm động lực cho Việt Nam và các nước trong việc đấu tranh giành lại chủ quyền. “Động lực” ở đây có thể được hiểu là “đa dạng hóa” hình thức đấu tranh, chúng ta không còn đơn lẻ. Cơ sở pháp lý trước mắt là Quy tắc ứng xử COC.
Phillipines từng kiện Trung Quốc ra tòa vụ bãi cạn Scaborough, điều này được hậu thuẫn bởi Thỏa thuận lực lượng thăm viếng (VFA) giữa Manila và Washington. Chính phủ ông Duterte thắng kiện, sau đó Bắc Kinh hạ giọng”, thế là Phillipines tỏ ra không cần Mỹ!
Đây là tham chiếu rất có giá trị đối với chúng ta, càng mong chờ “hữu nghị” điều đó càng khó xảy ra - trên Biển Đông, điều phi lý chỉ có thể được giải quyết bằng công lý.
Theo một nguồn tin thân cận, các biện pháp trừng phạt nhằm vào công ty Trung Quốc có liên quan đến hành động trái phép tại Biển Đông đang ở “trong ngắn kéo” tại Nhà trắng. Trung Quốc chắc chắn thiệt hại kinh tế, uy tín bị ảnh hưởng. Cái đích cuối cùng là buộc họ ký kết một thỏa thuận làm hài hòa lợi ích các bên.
Có thể bạn quan tâm
06:22, 16/07/2020
18:06, 16/07/2020
05:00, 16/07/2020
19:21, 15/07/2020
16:39, 14/07/2020
07:39, 14/07/2020