Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nỗ lực đưa giao thương với Trung Quốc gấp 10, gấp 100 lần

THY HẰNG 14/02/2023 15:10

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kỳ vọng, với thị trường Trung Quốc, các bộ, ngành, doanh nghiệp, người dân cần đồng lòng nỗ lực đưa giao thương với Trung Quốc gấp 10, gấp 100 lần hiện tại.

>>>Doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ xuất khẩu sầu riêng cấp đông và yến vào Trung Quốc

Tại “Hội nghị Thúc đẩy giao thương nông sản, thuỷ sản Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, dù Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông thủy sản Việt Nam thuộc nhóm lớn nhất, nhưng trong một số giai đoạn, thương nhân Việt vẫn còn tư duy buôn chuyến sang thị trường này để kiếm lời.

“Hội nghị Thúc đẩy giao thương nông sản, thuỷ sản Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới.

Hội nghị Thúc đẩy giao thương nông sản, thuỷ sản Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới ngày 14/2.

Dẫn câu nói của Hồ Tuyết Nham - một thương gia nổi tiếng của Trung Quốc thế kỷ 19 “nếu tầm nhìn trong thiên hạ, chúng ta có thể buôn bán trong cả thiên hạ”, Vị tư lệnh ngành nông nghiệp bày tỏ mong muốn người Việt Nam nghiên cứu, học hỏi những triết lý buôn bán của nước bạn như: Buôn có bạn bán có phường, Một lần bất tín vạn lần bất tin, Trăm người bán vạn người mua…

“Người dân nên bỏ dần tư duy buôn chuyến, doanh nghiệp bỏ từ buôn bán thương mại sang hợp tác song phương. Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao cùng các đơn vị liên quan cam kết sẽ làm mọi cách để thúc đẩy quan hệ hợp tác giao thương với Trung Quốc, để hai bên có thể đồng hành một cách bền vững, lâu dài”, Bộ trưởng Hoan bày tỏ.

Theo ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, sau khi Trung Quốc gỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 khắt khe, các hoạt động giao thương đi lại, hàng hóa tại một số cửa khẩu trên Lạng Sơn đã dần được khôi phục. Đến nay, Lạng Sơn duy trì thông quan hàng hóa tại 5 cửa khẩu gồm Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, Ga Đồng Đăng. Lượng xe thông quan xuất nhập khẩu trong tháng 1 đạt khoảng 1.000 xe/ngày; kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh trong tháng 1 tăng 108,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, trái cây.

>>>Trung Quốc mở cửa thị trường: Tin mừng song hành thách thức

Tuy nhiên, theo ông Thiệu, hoạt động khẩu vẫn gặp một số vướng mắc như: Số lượng xuất khẩu còn hạn chế so với tiềm năng; một số loại sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, giá cả, thương hiệu, hình thức phân phối từ các nước khác có nguồn cung tương tự…

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, dù Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông thủy sản Việt Nam thuộc nhóm lớn nhất, nhưng trong một số giai đoạn, thương nhân Việt vẫn còn tư duy buôn chuyến sang thị trường này để kiếm lời.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, một số giai đoạn, thương nhân Việt vẫn còn tư duy buôn chuyến sang thị trường này để kiếm lời.

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất về hoa quả của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 45,3%. Còn với thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, sau Mỹ và Nhật Bản. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta cần phải hướng đến xuất khẩu bền vững và tìm cách giữ được đối tác quan trọng này.

Đáng lưu ý, hiện xu hướng tiêu dùng tại Trung Quốc thay đổi nhanh, đòi hỏi những sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm. Các địa phương, cơ quan quản lý nên xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu song song với xây dựng vùng sản xuất, vùng nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn dựa theo tín hiệu thị trường.

“Đặc biệt, người dân và doanh nghiệp cần chuyển nhanh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc...của thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn, hơn 90% dưa hấu Trung Quốc nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam. Nhưng do chúng ta chưa ký kết được Nghị định thư nên giá trị xuất khẩu của mặt hàng trái cây này chưa tương xứng với tiềm năng”, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương cho biết.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, thành công của hợp tác giao thương không chỉ dừng ở việc "buôn bán có lãi một vài chuyến", mà cần phải tạo ra một hệ sinh thái ngành hàng, cũng như sức lan tỏa trong toàn xã hội, giúp người dân yên tâm sản xuất trên chính cánh đồng của mình.

"Với thị trường Trung Quốc, các bộ, ngành, doanh nghiệp, người dân cần đồng lòng nỗ lực đưa giao thương với Trung Quốc gấp 10, gấp 100 lần hiện tại", ông Hoan kỳ vọng. 

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ xuất khẩu sầu riêng cấp đông và yến vào Trung Quốc

    03:30, 14/02/2023

  • Trung Quốc mở cửa thị trường: Tin mừng song hành thách thức

    15:41, 13/02/2023

  • Kịch bản mong chờ để đón khách Trung Quốc

    04:00, 13/02/2023

  • Bước đi mới của Trung Quốc trong "AI hóa" quân đội

    04:00, 13/02/2023

  • Trung Quốc chưa mở tour, hàng không và du lịch “hụt hẫng”

    05:00, 10/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nỗ lực đưa giao thương với Trung Quốc gấp 10, gấp 100 lần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO