Tổ chức trong khái niệm người tiêu dùng của dự thảo Luật liệu đã bao gồm hết tất cả các đối tượng được tham gia vào hoạt động mua như gia đình, hộ gia đình hoặc hợp tác xã… hay không?
>>Đại biểu Quốc hội Trương Quốc Huy: Cần ủy quyền “mạnh hơn” cho địa phương
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nêu ý kiến tại phiên thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), ngày 26/5.
Bày tỏ ủng hộ việc quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức như đã thể hiện trong khoản 1 Điều 3 dự thảo Luật với những lý do mà báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cũng lưu ý một số vấn đề cụ thể liên quan đến khái niệm người tiêu dùng này.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa bày tỏ băn khoăn tổ chức trong khái niệm người tiêu dùng của dự thảo Luật liệu đã bao gồm hết tất cả các đối tượng mà được tham gia vào hoạt động mua như là gia đình, hộ gia đình hoặc hợp tác xã…hay không?
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cũng làm rõ người tiêu dùng có thể được hiểu là người mua và sử dụng, nhưng cũng có những trường hợp người mua không đồng thời là người sử dụng. Vậy, trường hợp này ai được xác định là người tiêu dùng, người mua hay người sử dụng?
Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ thừa nhận và bảo vệ cho ai? Đại biểu Mai Thị Phương Hoa cũng đặt vấn đề người tiêu dùng ngoài mục đích tiêu dùng sinh hoạt như trong khái niệm nêu ra thì có còn các nhu cầu khác nữa hay không?
>>Ngày 26/5, Quốc hội họp về chính sách đặc thù phát triển TP. HCM
>>Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Từ những phân tích trên, đại biểu Mai Thị Phương Hoa đề nghị Ban soạn thảo quan tâm và thể hiện khái niệm người tiêu dùng một cách minh bạch, rõ ràng hơn để dễ triển khai thực hiện. Về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đại biểu Mai Thị Phương Hoa đặt vấn đề “nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải thực hiện chủ động từ sớm”, sẽ được cụ thể hóa, lượng hóa như thế nào trong các điều luật khác?
Đối với nguyên tắc công bằng được thể hiện như thế nào giữa quan hệ người mua, người bán, quan hệ thuận mua vừa bán? Hay quy định giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội?
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa cũng đề nghị, đối với quy định tại khoản 5 Điều 6 dự thảo Luật nên thay cách diễn đạt theo hướng “bảo đảm cân bằng giữa quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng với quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh”.
Góp ý vào nội dung này, đại biểu Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) nhất trí bổ sung đối tượng “tổ chức” vào khái niệm “người tiêu dùng” được quy định tại Điều 3 của dự thảo Luật để đảm bảo tránh bỏ sót đối tượng người tiêu dùng cần được bảo vệ. Vì việc mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ không chỉ là hoạt động của cá nhân mà còn cả tổ chức cho mục đích tiêu dùng, không vì mục đích thương mại.
Có thể bạn quan tâm
00:26, 26/05/2023
11:56, 25/05/2023
00:06, 24/05/2023