“Cái tâm” trong giáo dục!

TUẤN VỸ 07/12/2020 05:00

Ngoài việc truyền đạt kiến thức, người làm giáo dục cần lan tỏa “cái tâm” để học sinh có thể noi theo trong chặng đường hoàn thiện bản thân.

Giáo dục là môi trường rèn luyện học sinh cả về kiến thức lẫn nhân cách. Đây là một môi trường “sạch”, lành mạnh để tôi luyện nên một con người. Để làm được điều đó, những người làm trong hệ thống giáo dục phải là những người sở hữu đầy đủ những kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ lẫn đạo đức.

Hơn bao giờ hết, những người được gọi là thầy, là cô cần đặt “cái tâm” lên hàng đầu để việc giảng dạy thực sự hiệu quả, đúng với tôn chỉ của ngành giáo dục. “Sự nghiệp trồng người” luôn được đề cao, nghề giáo viên vẫn luôn là nghề được quý trọng nhất. Không ai có thể phủ nhận được công lao của “những người láo đò” thầm lặng suốt những năm tháng qua.

Nhưng, việc hòa nhập kinh tế thị trường đã khiến cho bản chất, tôn chỉ của ngành giáo dục đã dần thay đổi. Tiêu cực ngày càng nhiều, những lỗ hổng cũng từ đó dày đặc, ngành giáo dục cũng dần trở thành một ngành dịch vụ. Không những thế, ngay cả đến tâm hồn những bậc giáo viên cũng bị mất dần đi sự sâu sắc vốn có.

Vài ngày trước, một nữ sinh tại trường THPT Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, An Giang) đã phải uống thuốc tự tử tại trường vì hình thức kỷ luật của Bam giám hiệu (BGH) nhà trường. Theo thông tin từ gia đình, nguyên nhân bắt nguồn từ việc nữ sinh không tham gia học phụ đạo có thu phí do trường tổ chức.

Xót xa những dòng thư tuyệt mệnh của nữ sinh khi những uất ức không thể giải bày.

Xót xa những dòng thư tuyệt mệnh của nữ sinh khi những uất ức không thể giải bày.

Ngoài ra, giáo viên bộ môn toán còn để ý thái quá đến đồng phục của học sinh. Việc thường xuyên nhắc nhở thiếu tế nhị làm những bạn học khác chú ý khiến tâm lý nữ sinh trở nên bất ổn.

Không những thế, mức kỷ luật đối với với nữ sinh này là đầu giờ học hàng ngày phải đến trường sớm hơn bạn bè để các thầy cô luân phiên dạy quy tắc ứng xử đạo đức và lao động tại tường. Ở một lứa tuổi đang hoàn thiện bản thân, liệu rằng hình thức kỷ luật ấy có quá nặng đối với tâm hồn của một đứa trẻ hay chăng?

Những quy định cứng nhắc ấy được xem như  là bạo hành về mặt tâm lý đối với trẻ. Đó là một điều ai mong muốn xảy ra đối với con mình, đối với học sinh khi đang trong giai đoạn phát triển bản thân. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng. Quy định là quy định, nhưng mọi việc cần bắt nguồn từ “cái tâm” thấu đấu của một người dạy trẻ.

“Cái tâm” trong giáo dục, có lẽ rằng Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên có một cái nhìn tổng quan hơn, bao dung hơn đối với học sinh của mình. Chúng ta cần có nhiều sự sẻ chia hơn là đưa ra những quyết định quá cứng nhắc và phản giáo dục. Tại giai đoạn lứa tuổi mới lớn, nhiều suy nghĩ và hành động các em chưa thể kiểm soát được rất cần sự chỉ bảo của những người đi trước, nhất là thầy cô.

Tính kỷ luật trong môi trường giáo dục là không thể bác bỏ, thế nhưng phương pháp giáo dục và kỷ luật học sinh thời gian qua đang có vấn đề và có phần nghiêm khắc thái quá. Môi trường giáo dục cần kỷ luật nhưng không phải trừng trị. Tôn chỉ của giáo dục là “trồng người” chứ không phải là loại trừ. Vì thế cần những giải pháp ôn hòa để đảm bảo rèn giũa được học sinh vừa tránh ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Do thế, ngành giáo dục mới cần những cá nhân đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức.

Giáo dục cần nhiều hơn nữa sự bao dung để học sinh có cơ hội thay đổi, hoàn thiện bản thân mình trước khi trở thành người có ích cho xã hội.

Giáo dục cần nhiều hơn nữa sự bao dung để học sinh có cơ hội thay đổi, hoàn thiện bản thân mình trước khi trở thành người có ích cho xã hội.

“Cái tâm” trong giáo dục là nhà trường cùng thầy cô cởi mở hơn, tìm hiểu tâm lý của học sinh để hiểu rằng cần nhiều hơn nữa sự nhẫn nhịn, chịu khó trong quá trình giảng dạy. Để trẻ cảm nhận được rằng chúng ta đang làm mọi thứ để các em trở nên tốt hơn, chứ không phải tệ thêm.

“Cái tâm” trong giáo dục là hướng học sinh trở thành một người có ích, giúp học sinh có đủ hành trang kiến thức và đạo đức bước đi trên đường đời. Thế nhưng trong môi trường này có một số trường hợp các em lại bị đẩy vào đường cùng bởi những uất ức không được giải bày. Các em cũng cần được người khác lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng ý kiến.

“Cái tâm” trong giáo dục là nổ lực bảo vệ những “chủ nhân tương lai của đất nước” khỏi những “vết sẹo” trong tâm hồn. Nếu không,  những vết hằn sẽ mãi ở lại trong tâm trí của các em. Và rồi, những nỗi ám ảnh đó cũng sẽ tạo ra hành động, vô hình chung sau này các em cũng sẽ áp dụng lại đối với người khác. Đó là hệ lụy bắt nguồn từ việc giáo dục thiếu sự bao dung như hiện nay.

Quy định là để răn đe, nhưng “cái tâm” mới chính là động lực để thầy cô, nhà trường giúp trẻ tiếp bước. Hãy dùng tâm để giáo dục thực sự là môi trường lành mạnh, thầy cô là nơi đáng tin cậy để học sinh học hỏi. Giáo dục cần nhiều hơn nữa sự bao dung để học sinh có cơ hội thay đổi, hoàn thiện bản thân mình.

Có thể bạn quan tâm

  • Từ bộ sách Cánh diều tới vụ trường Đông Đô: “Lỗ hổng” quản lý của Bộ Giáo dục

    Từ bộ sách Cánh diều tới vụ trường Đông Đô: “Lỗ hổng” quản lý của Bộ Giáo dục

    05:00, 01/12/2020

  • Đầu tư giáo dục: Chặng đua đường dài

    Đầu tư giáo dục: Chặng đua đường dài

    11:01, 20/11/2020

  • Giáo dục đáp ứngp/nhu cầu xã hội

    Giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội

    16:32, 19/11/2020

  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phát triển giáo dục thì đất nước mới phát triển

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phát triển giáo dục thì đất nước mới phát triển

    00:00, 17/11/2020

  • Không thể thỏa hiệp trong lĩnh vực giáo dục

    Không thể thỏa hiệp trong lĩnh vực giáo dục

    05:00, 12/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cái tâm” trong giáo dục!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO