Cần hơn 12 triệu m2 nhà ở cho công nhân khu vực đô thị

PHƯƠNG UYÊN 20/11/2021 15:14

Kết quả phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân tuy đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.

>>> Đề xuất gói tín dụng cho nhà ở công nhân

>>> Cần cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư xây nhà ở công nhân

CÔNG NHÂN CHƯA TIẾP CẬN ĐƯỢC NHÀ Ở

Theo báo cáo của Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), tính đến cuối tháng 9/2021, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 266 dự án NƠXH khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2 (đạt khoảng 56,8% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020). Đang tiếp tục triển khai 278 dự án với quy mô xây dựng khoảng 274.000 căn, với tổng diện tích khoảng 13,8 triệu m2.

Toàn cảnh Tọa đàm

Toàn cảnh Tọa đàm "Phát triển nhà ở cho công nhân - Thực trạng và giải pháp" do Báo Xây dựng tổ chức

Cũng theo Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, số liệu tổng hợp chưa đầy đủ từ báo cáo của các địa phương, thì nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng là người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2025 là khoảng 294.600 căn, với tổng mức đầu tư khoảng 220.000 tỷ đồng. Trong đó, dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp là 100 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, có tổng mức đầu tư khoảng 67.000 tỷ đồng.

Đối với việc quy hoạch quỹ đất làm nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, tổng hợp chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và báo cáo của các địa phương thì mục tiêu đến năm 2020 cả nước dành khoảng 600ha đất làm nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp.

Theo báo cáo của các địa phương, đến nay cả nước có 214 dự án nhà ở dành cho công nhân với quy mô sử dụng đất khoảng 600ha (trong đó đã hoàn thành 116 dự án với diện tích đất hơn 250ha và đang tiếp tục triển khai 98 dự án với diện tích đất hơn 350 ha). 

Kết quả phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân tuy đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 70% công nhân lao động tại các KCN có nhu cầu được giải quyết chỗ ở).

Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn năm 2020, thu nhập của công nhân (bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, tiền chuyên cần và các loại phụ cấp khác) trong khoảng từ 6,7 – 7,8 triệu đồng/người/tháng tùy theo từng ngành nghề. Với mức thu nhập này, nếu không được hỗ trợ từ gia đình và người thân, người lao động rất khó có đủ tiền để mua nhà ở xã hội.

Trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 121 dự án nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ

Trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 121 dự án nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ

Về chi phí nhà ở, theo Báo cáo của Hội đồng tiền lương quốc gia về xác định mức sống tối thiểu năm 2020 của người lao động, chi phí cho nhà ở (thuê nhà và sửa chữa nhỏ nhà ở) chiếm khoảng 9,6% đến 9,8% mức lương tối thiểu vùng. Chi phí này thấp hơn nhiều so với giá thuê nhà thực tế trên thị trường.

Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, công nhân chưa tiếp cận được với nhà ở xã hội do một số nguyên nhân: Thu nhập thấp, đặc biệt lao động phổ thông, lao động ngoại tỉnh nuôi con nhỏ, thu nhập gần như chỉ đủ chi tiêu tằn tiện; giá nhà ở xã hội, mặc dù đã khá thấp, nhưng vẫn vượt quá khả năng chi trả của hầu hết công nhân có nhu cầu mua nhà; Phần lớn người lao động trẻ chưa xác định gắn bó lâu dài tại một doanh nghiệp, trên một địa bàn, thường nhảy việc, chuyển việc, dịch chuyển nhiều địa bàn nên chưa muốn ở một nơi cố định; Thiết kế, công năng, cách thức quản lý tại một số khu nhà ở xã hội chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, thói quen, lối sống… của người lao động.

GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP

Công đoàn Xây dựng Việt Nam đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận nhà ở cho công nhân, như sau: Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển nhà ở xã hội cho công nhân như: Vốn, quỹ đất, thủ tục hành chính, thiết kế mô hình mẫu … giúp chủ đầu tư giảm thời gian xét duyệt hồ sơ, tiết giảm chi phí đầu tư, giảm giá nhà, gia tăng lợi nhuận. Có chính sách hỗ trợ công nhân khi mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế riêng cho nhà ở công nhân

    Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế riêng cho nhà ở công nhân

    03:00, 09/11/2021

  • Tín dụng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cần đi vào thực chất

    21:01, 23/10/2021

  • Đề xuất gói tín dụng cho nhà ở công nhân

    00:05, 23/10/2021

Cần có quy định cụ thể và kiểm soát chặt chẽ đối tượng được mua, thuê mua, thuê nhà tại các dự án nhà ở xã hội cho công nhân, đảm bảo các dự án nhà ở xã hội cho công nhân thì chỉ dành cho đối tượng là công nhân, không để người không đúng đối tượng được mua với mục đích đầu cơ, kiếm lời.

Trước khi triển khai dự án nhà ở xã hội cho công nhân, cần tiến hành khảo sát, nắm chắc nhu cầu về nhà ở của công nhân trên địa bàn để có cơ cấu hợp lý giữa căn hộ để bán và cho thuê. Thiết kế căn hộ hợp lý với từng đối tượng khách hàng là hộ gia đình, người độc than…Có chính sách giá bán, giá cho thuê phù hợp với đối tượng là công nhân, người có thu nhập thấp.

Các dự án nhà ở xã hội cho công nhân cần có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho đối tượng là công nhân như: nhà trẻ, mẫu giáo, bãi gửi xe, cây rút tiền ATM... Đặc biệt, cần có các cửa hàng tiện ích bán thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu với giá bán tương tương ở các khu nhà trọ, chợ dân sinh, các quán cơm bình dân. Có cách quản lý chuyên nghiệp, thủ tục đơn giản, thuận tiện đối với người thuê nhà, hỗ trợ xử lý kịp thời những vấn đề về điện, nước, phòng chống cháy nổ ...

Chủ đầu tư có thể ký kết các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp sử dụng lao động để các doanh nghiệp này có thể thuê toàn bộ hoặc một phần dự án để cho người lao động của mình thuê lại với chính sách ưu đãi riêng, tạo điều kiện và thu hút người lao động chuyển từ các khu nhà trọ đến sinh sống tại các dự án nhà ở xã hội.

Đối với công nhân ngành Xây dựng thi công trên các công trường, cần có quy định cụ thể về chi phí và trách nhiệm của chủ đầu tư và các nhà thầu trong việc đảm bảo nơi ở cho công nhân; cần có quy định tiêu chuẩn tối thiểu, các trang thiết bị thiết yếu đối với nhà tập thể, nhà tạm cho công nhân trên công trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư xây nhà ở công nhân

    Cần cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư xây nhà ở công nhân

    12:20, 19/11/2021

  • Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế riêng cho nhà ở công nhân

    Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế riêng cho nhà ở công nhân

    03:00, 09/11/2021

  • Hà Nội: Dự án nhà ở công nhân vắng bóng cư dân

    Hà Nội: Dự án nhà ở công nhân vắng bóng cư dân

    05:00, 08/11/2021

  • HẠ TẦNG XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP: Cần chính sách đồng bộ để xây dựng nhà ở công nhân

    HẠ TẦNG XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP: Cần chính sách đồng bộ để xây dựng nhà ở công nhân

    15:30, 03/11/2021

  • Bức thiết nhà ở công nhân (KỲ VIII): Hải Dương sẽ rà soát toàn bộ quỹ đất

    Bức thiết nhà ở công nhân (KỲ VIII): Hải Dương sẽ rà soát toàn bộ quỹ đất

    17:00, 02/11/2021

  • Bức thiết nhà ở công nhân (KỲ VII): Cần giải pháp đồng bộ

    Bức thiết nhà ở công nhân (KỲ VII): Cần giải pháp đồng bộ

    03:00, 02/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần hơn 12 triệu m2 nhà ở cho công nhân khu vực đô thị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO