Dù muốn hay không vẫn phải thừa nhận nước Nga bị cô lập và rơi vào tình cảnh đối đầu với số đông. Kết cục nào cho ông Putin?
>>Ukraine ra 6 điều kiện, Putin sẽ chấp nhận hòa đàm?
Cục diện chiến sự Nga - Ukraine ngày càng bất định. Ông Putin chắc chắn không chấp nhận 6 điều kiện mà Ukraine đã đưa ra để ngồi vào bàn đàm phán, trong khi đó phương Tây và NATO xem vấn đề Ukraine là trung tâm thay đổi chiến lược hành động.
Tuy vậy, cái kết không mấy hoàn hảo với cá nhân ông Putin và tương lai nước Nga đã được các nhà quan sát quốc tế dự báo. Rất nhiều bài học tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ cho phép chúng ta so sánh.
Nhiều chuyên gia đang đặt câu hỏi liệu nước Nga có vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc hay không khi mang quân gây chiến với một quốc gia có chủ quyền, lãnh thổ, dù rằng Nga khẳng định chỉ phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Khoản 4 điều 2 của Hiến chương này quy định: “Trong quan hệ quốc tế, các hội viên Liên Hợp Quốc không được có hành động đe dọa bằng vũ lực hay dùng vũ lực để chống lại quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất cứ một nước nào, hoặc bằng cách này hay cách khác làm trái với những mục đích của Liên Hợp Quốc”.
Lịch sử thế giới chứng minh rằng, không một đế chế nào mang quân xâm lược nước khác mà có kết cục tốt đẹp. Từ xa xưa, Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng đế chế khổng lồ trải dài qua hai lục đia Á - Âu. Cuối cùng, “nắm xương tàn” của ông hiện là một trong những bí mật chưa có lời giải!
Đức Quốc xã mạnh hơn nước Nga hiện tại, chỉ cần 37 ngày khuất phục toàn bộ châu Âu, tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô với 2 triệu quân. Nhưng huy hoàng của Hitler ngắn chẳng tày gang. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đại diện cho nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình. Đức Quốc xã không thể tồn tại vì đã chống lại đa số.
Từ khi nước Mỹ xác lập vị trí thống trị toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ 2, “cấm vận, phong tỏa” được sử dụng rất phổ biến. Đây là một trong những cách thức phô diễn quyền lực đặc sắc nhất và hiệu quả nhất.
>> Lộ diện "phần băng chìm" trong chiến sự Nga- Ukraine
Tất cả những quốc gia bị Mỹ và châu Âu cấm vận đều kiệt quệ, suy thoái và sụp đổ. Liên Xô từng đạt được tất cả những gì Mỹ có, nhưng suy yếu dần do bị bao vây, cấm vận. Để dễ hình dung, sức ép hiện nay mà Nga chịu đựng lớn hơn hàng nghìn lần so với thời kỳ Liên Xô.
Liên Xô có công giải cứu nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng, hình ảnh thể chế này rất giàu thiện cảm trong cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, họ còn có khối XHCN đồng minh thân cận, có cơ chế Varsaw đối trọng NATO. So với Liên Xô, nước Nga hiện nay quá đơn độc.
Nga mạnh hơn Ukraine về mọi mặt, nhưng bây giờ không phải là cuộc chiến “một đối một”. Dù Nga có tiềm lực đến đâu cũng khó bì lại 20 nước giàu nhất thế giới là Mỹ, các nước châu Âu, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Ukraine là đất nước rộng lớn, dân số đông theo chuẩn châu Âu. Nga đã phải mất tới 5 tháng để kiểm soát 1/5 lãnh thổ miền Đông Ukraine, vùng đất mà đa số người Nga sinh sống, chính quyền do Putin công nhận và đài thọ. Vậy, bao lâu nữa Moscow mới bình định toàn bộ 604.000 km2, khuất phục ý chí hàng chục triệu người yêu nước?
Toàn cầu hóa là con đường duy nhất giúp loài người kéo dài sự tồn tại và phát triển, bất kỳ xu hướng khu biệt, dị biệt nào cũng gây xung đột với phần còn lại, bị bật ra khỏi dòng chảy chung.
Vì vậy, hầu hết các nhà quan sát phương Tây tin rằng Nga sẽ không thể đạt được hầu hết các mục tiêu mà họ đã đề ra, và Nga sẽ khó toại nguyện trong cuộc chiến tranh này.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Nhớ “cỗ máy đàm phán” Merkel
05:13, 22/06/2022
"Giật mình" với những toan tính địa chính trị trong chiến sự Nga - Ukraine
05:14, 21/06/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và mối nguy vũ khí hạt nhân
05:10, 14/06/2022
Donbass- “vật tế thần” trong chiến sự Nga - Ukraine?
05:10, 08/06/2022
Kết cục chiến sự Nga - Ukraine sẽ ra sao?
05:10, 05/06/2022
Donbass quan trọng thế nào trong chiến sự Nga - Ukraine?
05:12, 27/05/2022
Chiến sự Nga - Ukraine đã làm thay đổi thế giới ra sao?
05:20, 30/04/2022
Mariupol tiếp tục là tâm điểm chiến sự Nga - Ukraine
02:52, 25/04/2022