Ông Phạm Anh Khôi, Viện trưởng Dat Xanh Service - FERI, cho rằng việc các chủ đầu tư tìm môi giới để hỗ trợ ra hàng trong giai đoạn hiện nay cũng khó khăn như tìm người mua.
>>"Truyền lửa" nghề môi giới bất động sản
Theo báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Service (DXS - FERI), các biên động của thị trường đã tạo nên các xu hướng mới của ngành môi giới bất động sản. Xu hướng rõ ràng nhất là các công ty đã đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề kinh doanh, tức là một công ty môi giới sẽ phân phối nhiều sản phẩm hơn, nhiều loại hình hơn, thay vì chỉ vài ba sản phẩm chủ lực như giai đoạn trước.
Cụ thể hơn, thay vì chỉ phân phối sản phẩm sơ cấp thì hiện nay họ đã xây dựng sàn, bộ phận để phân phối sản phẩm thứ cấp hoặc cho thuê. Đa phần các công ty môi giới tại thời điểm này cũng thay đổi cấu trúc chi phí bằng cách dịch chuyển từ định phí sang biến phí như chuyển từ trả lương cứng cho nhân viên kinh doanh sang trả lương theo sản phẩm giao dịch thành công, phát triển cộng tác viên.
Đáng chú ý, vị thế của chủ đầu tư và đơn vị môi giới đến nay đã có sự thay đổi. Khách hàng, thậm chí là môi giới hiện tại có thế mạnh hơn rất nhiều so với chủ đầu tư cách đây hai năm.
Theo ông Phạm Anh Khôi, cách đây khoảng hai năm, khi chủ đầu tư có dự án bán hàng chỉ cần gửi email sẽ có ngay 5 đơn vị môi giới tham gia nhưng tới thời điểm hiện tại, con số này chỉ còn 2-3 đơn vị. Từ giờ đến cuối năm, các chủ đầu tư rất khó khăn trong việc tìm kiếm, chọn lựa đơn vị môi giới hỗ trợ để ra hàng.
Ông Khôi cho biết, chủ đầu tư bây giờ phải cam kết thanh toán hoa hồng tốt và nhanh cho môi giới, sẽ khó có tình trạng chủ đầu tư không thanh toán hoặc thanh toán chậm. Trước đây, có những đơn vị phải chờ 2-3 năm mới được chủ đầu tư thanh toán hoa hồng.
Đồng thời, những yêu cầu về ký quỹ (booking) cũng giảm đi rất nhiều, thậm chí nhiều chủ đầu tư không yêu cầu đơn vị môi giới đặt cọc ký quỹ đối với một số đơn vị lớn. Khách hàng hiện nay chỉ cần đặt cọc giữ chỗ 30 triệu đồng/sản phẩm để mua sản phẩm mới, thay vì thông thường 50-100 triệu đồng/sản phẩm.
>>Vinh danh các sàn giao dịch, môi giới bất động sản tiêu biểu
Cũng theo báo cáo của Dat Xanh Service, hiện nay, trong giai đoạn thanh khoản giảm, thanh lọc tăng, hầu hết các đơn vị môi giới đã cắt giảm nhân sự, thậm chí đóng cửa. Các chuyên gia cho rằng các đơn vị môi giới còn tồn tại đến nay rất cẩn trọng trong việc chọn lựa sản phẩm cũng như chọn lựa chủ đầu tư.
Ở góc nhìn của ông Khôi, khi thị trường có nhiều tín hiệu tích cực hơn (các chính sách của chính phủ phát huy hiệu quả, lãi suất dự kiến giảm,...) nhưng những ngành nghề khác đã hồi phục trở lại, tôi nghĩ không phải tất cả mọi người đều có nhu cầu quay trở lại làm môi giới bất động sản.
Theo xu hướng ở các nước phát triển, ông Khôi nhận định, sau mỗi đợt sàng lọc, số lượng môi giới ngày càng ít đi chứ không còn nhiều như ở Việt Nam. Lý do là các môi giới sẽ chuyên nghiệp hơn và họ sẽ gắn bó với nghề được lâu dài hơn.
“Tôi không nghĩ có quá nhiều môi giới quay lại thị trường. Những môi giới nào có đạo đức nghề nghiệp, phục vụ khách hàng tốt thì mới có thể tiếp tục tồn tại ở thị trường này", ông Phạm Anh Khôi cho biết.
Có thể bạn quan tâm
"Truyền lửa" nghề môi giới bất động sản
13:00, 29/06/2023
Ngày hội Môi giới bất động sản Việt Nam vinh danh nhiều cá nhân, tổ chức
09:30, 28/06/2023
Vinh danh các sàn giao dịch, môi giới bất động sản tiêu biểu
16:27, 25/06/2023
Điểm mặt những giải pháp chuyên biệt của Meey Land dành cho lĩnh vực môi giới bất động sản
09:00, 25/06/2023