Cơ hội gia nhập thị trường năng lượng tái tạo có định giá ước tính 714 tỷ USD

MINH NGỌC 05/11/2020 04:30

VietinBank Securities cho biết, nhà đầu tư đang có cơ hội gia nhập thị trường có định giá ước tính 714 tỷ USD, trong đó điện mặt trời là 280 tỷ, điện gió là 434 tỷ.

Theo ông Nguyễn Nhật Cường - Phó phòng Nghiên cứu phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank Securities), đây là sân chơi quy mô lớn với thời gian phát triển nhanh dài hơn 25 năm. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) cao hơn đối với điện mặt trời và thấp hơn với điện gió. IRR cao nhất điện áp mái dân dụng tới 36%.

Đây cũng được xem là thị trường tiềm năng không nên bỏ lỡ của nhà đầu tư xây dựng, mua – bán và ngân hàng tham gia tài trợ dự án nhất là đối với điện mặt trời.

VietinBank Securities cho biết, nhà đầu tư đang có cơ hội gia nhập thị trường có định giá ước tính 714 tỷ USD, trong đó điện mặt trời: 280 tỷ, điện gió: 434 tỷ.

Điện mặt trời đang thu hút nhà đầu tư tham gia.

Năng lượng tái tạo sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân gần 20% trong 10 năm tới, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân ngành điện khoảng 9%. Nguyên nhân chủ yếu là từ chuyển hướng chiến lược, giảm tỷ trọng nhiệt điện than và tăng sản xuất điện từ năng lượng tái tạo (chủ yếu là mặt trời và gió).

Dự báo tới năm 2030, tỷ trọng công suất phát từ năng lượng tái tạo sẽ vượt qua điện than. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện ngày càng gia tăng do nhu cầu điện tăng cao trong các năm tới (đỉnh điểm là 2023) vượt quá khả năng sản xuất.

Do gặp nhiều khó khăn lớn trong triển khai các dự án nhiệt điện (cả điện khí và điện than) nên việc phát điện trong ngắn hạn sẽ bị ảnh hưởng. Nguy cơ này sẽ càng thúc đẩy việc phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo (điện mặt trời và điện gió) do thời gian thi công nhanh và sử dụng nguyên liệu tại chỗ.

Ông Nguyễn Nhật Cường cũng cho rằng, Việt Nam có thể đối mặt với sự thiếu hụt gia tăng nhu cầu điện năng và tiêu thụ trong thập kỷ tới, điều này sẽ đẩy mạnh phát triển nhanh công suất nguồn phát. VietinBank Securities tin rằng Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển lĩnh vực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định của đất nước, trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện ngày càng gia tăng.

Đồng thời, công suất điện của Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm 10,5% từ năm 2020 đến năm 2030. Sản lượng điện thiếu hụt sẽ lên đỉnh vào năm 2023 (-13,3 tỷ Kwh) và giảm dần sau đó khi các nguồn phát lớn đi vào hoạt động.

Theo đó, ông Cường kỳ vọng việc mở rộng quy hoạch điện của Việt Nam sẽ thúc đẩy phát triển của năng lượng tái tạo. Ước tính từ 2020-2030, tăng trưởng nguồn năng lượng mặt trời là 12,8% và điện gió là 34,2%.

Bên cạnh đó, khí tự nhiên cũng sẽ vẫn là nguồn sản xuất điện quan trọng của Việt Nam, chiếm 18,8% tổng nguồn điện vào năm 2030, tăng trưởng đáng kể vào cuối giai đoạn khi có thêm nhiều kho, cảng LNG đi vào hoạt động. Sự phục hồi này trong sản xuất khí đốt sẽ xảy ra từ sau năm 2023, khi tổng kho LNG đầu tiên đi vào hoạt động. Dự báo giá khí đốt toàn cầu sẽ giảm vào trong năm 2020, VietinBank Securities nhận định.

Vào cuối năm 2019, các đập thủy điện lớn đã có mực nước thấp kỷ lục do sự thay đổi thời tiết trong quốc gia có khả năng đe dọa đến sản lượng thủy điện vào năm 2020. "Chúng tôi kỳ vọng mức tăng nhẹ đối với sản xuất thủy điện trong thập kỷ tới, và tỷ trọng của nó trong hỗn hợp điện sẽ giảm dần xuống còn khoảng 18.1% năm 2030 từ mức ước tính 36.2% vào năm 2020, với sự gia tăng nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo", ông Cường cho hay.

VietinBank Securities đã điều chỉnh tăng trưởng tiêu thụ điện của Việt Nam năm 2020 xuống 2,2%, do áp lực bắt nguồn từ sự bùng phát của Covid-19. Đồng thời nhóm phân tích kỳ vọng khu vực sản xuất lớn của Việt Nam sẽ tăng trở lại từ quý IV/2020 khi Việt Nam kiểm soát Covid-19 thành công và nguồn cung gián đoạn chuỗi sản xuất từ Trung Quốc được phục hồi.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển năng lượng tái tạo (Kỳ I): Cần “đòn bẩy” chính sách

    Phát triển năng lượng tái tạo (Kỳ I): Cần “đòn bẩy” chính sách

    15:40, 04/11/2020

  • TTC Energy nhận chứng nhận “dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu năm 2020”

    TTC Energy nhận chứng nhận “dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu năm 2020”

    09:00, 04/11/2020

  • “Giải phóng” năng lượng tái tạo

    “Giải phóng” năng lượng tái tạo

    11:00, 02/11/2020

  • Chính sách năng lượng tái tạo chưa bắt nhịp được với cuộc sống

    Chính sách năng lượng tái tạo chưa bắt nhịp được với cuộc sống

    04:50, 31/10/2020

  • Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp tổng thể cho điện mặt trời

    Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp tổng thể cho điện mặt trời

    11:00, 29/10/2020

  • Công bố kết quả bình chọn Dự án Năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2020

    Công bố kết quả bình chọn Dự án Năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2020

    18:00, 28/10/2020

  • Lựa chọn phát triển hình thức năng lượng tái tạo nào cho tương lai?

    Lựa chọn phát triển hình thức năng lượng tái tạo nào cho tương lai?

    16:34, 28/10/2020

  • “Phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng trong tương lai”

    “Phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng trong tương lai”

    16:13, 28/10/2020

  • Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo và thực tiễn tại Việt Nam

    Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo và thực tiễn tại Việt Nam

    15:51, 28/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ hội gia nhập thị trường năng lượng tái tạo có định giá ước tính 714 tỷ USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO