Công nghiệp hóa - hiện đại hóa trước thách thức mới

Diendandoanhnghiep.vn Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm sẽ là trở ngại lớn cho đà phục hồi sau đại dịch.

>> Đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo

gdf

Việt Nam cũng đang chịu tác động mạnh mẽ của dịch Covid -19 đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng dịch bệnh COVID -19 diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường đang làm thay đổi sâu sắc mọi mặt về kinh tế - xã hội thế giới.

Tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp

Sự xuất hiện của biến thể mới Omicron nguy cơ làm tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 giảm từ 0,2 - 0,4 điểm %. Việt Nam cũng đang chịu tác động mạnh mẽ của dịch Covid -19 đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, ảnh hưởng lâu dài đến cả cung và cầu.

Do vậy, nhu cầu cấp bách, khẩn trương hiện nay là tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19, hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, năng lực cạnh tranh toàn cầu về công nghiệp, chỉ số đổi mới sáng tạo liên tục được cải thiện.

Song ông Tuấn Anh nhìn nhận, quá trình phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng công nghiệp 4.0 đang gặp phải những trở ngại lớn.

Đó là, mô hình tăng trưởng chưa dựa nhiều trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp; vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển công nghiệp còn thiếu tính bền vững…

Theo bà Mary Hallward-Driemeier, cố vấn kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới (WB), công nghiệp 4.0 đang tăng tốc nhưng được ứng dụng không đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực và phân khúc của các chuổi giá trị toàn cầu.

Bà chỉ ra chuỗi cung ứng trên toàn cầu vốn đang thay đổi, nút thắt về thương mại, biến đổi khí hậu đặt ra thách thức lớn.

“Việt Nam nên tập trung các ngành sản xuất nhưng cũng chú trọng hơn đến các ngành dịch vụ, tiếp tục đầu tư trên phạm vi rộng hơn, như kỹ năng người lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia để nâng cao công nghệ mới, thích ứng hơn với cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển bao trùm, triển khai công nghệ số”, bà Mary Hallward-Driemeier khuyến nghị.

>> Phải tự cường đứng trên đôi chân của mình!

fd

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, năng lực cạnh tranh toàn cầu về công nghiệp, chỉ số đổi mới sáng tạo liên tục được cải thiện.

Nền kinh tế cần chính sách hỗ trợ

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2021, nhiều giải pháp, chính sách đã được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn của dịch bệnh, duy trì và ổn định đời sóng, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong năm là khoảng 138 nghìn tỉ đồng.

Thứ trưởng Phương cũng cho rằng, nếu không có chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời, nền kinh tế không thể sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại như trước khi có dịch; ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm và có nguy cơ lỡ nhịp với xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu.

“Việc xây dựng Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết”, ông Phương nói.

Mục tiêu của chương trình này là khôi phục nhanh các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động và thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5 - 7%/năm, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc, ông Yong Hongtaek - Thứ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông Hàn Quốc - cho biết để chuẩn bị đón đầu cơ hội khi trật tự thế giới mới sau COVID-19 được thiết lập, ba định hướng chính được Chính phủ Hàn Quốc chú trọng.

Bao gồm tăng cường đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ vốn được dự báo sẽ tạo ra thay đổi trong tương lai, đặc biệt công ty khởi nghiệp từ phòng thí nghiệm, cho phép nhà khoa học trẻ tạo ra sản phẩm thiết yếu.

Tiếp đến là sự chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số, đặc biệt mô hình làm việc từ xa, làm tiền đề cho sự phát triển của sáng tạo, đổi mới công nghệ, AI, dữ liệu lớn. Theo đó, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới ban hành đạo luật khung về dữ liệu, thúc đẩy ngành công nghiệp dữ liệu.

Ngoài ra, Hàn Quốc xây dựng các cụm đổi mới sáng tạo, gọi là đặc khu cho phát triển, nơi quy tụ hàng trăm trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, 5.000 công ty và 60.000 nhà khoa học với quy mô vốn hỗ trợ lên tới 1.000 tỉ won.

"Để tận dụng hiệu quả các xu hướng trên, cần thiết lập các nền tảng, củng cố tăng cường mối quan hệ thương mại hóa công nghệ, kết nối trường đại học, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư và doanh nghiệp… và nâng cao hơn nữa vai trò Chính phủ là hỗ trợ cho các nền tảng này" - ông Yong Hongtaek nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công nghiệp hóa - hiện đại hóa trước thách thức mới tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711690777 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711690777 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10