COVID-19 và trật tự kinh tế thế giới mới

Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 02/05/2020 11:30

Dịch COVID-19 nhiều khả năng sẽ làm phá sản kế hoạch thay đổi trật tự kinh tế thế giới của Trung Quốc...

Dịch bệnh đã gây phương hại nặng nề đến những cấu phần sức mạnh quan trọng của Trung Quốc như sức tăng trưởng và vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sự thất bại của BRI, hình ảnh của Trung Quốc không còn như là một người bạn…

br class=

Nhiều doanh nghiệp lớn muốn dời dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, đặc biệt kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đã làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới (TTKTTG) nhờ chiến lược tăng trưởng nhanh bằng mọi giá mà quốc gia này theo đuổi. Tuy nhiên, dịch COVID-19 có thể thay đổi cuộc chơi (sau yếu tố thay đổi cuộc chơi thứ nhất là chính sách của Trump) đối với Trung Quốc.

Khủng hoảng 2008 và thách thức từ Trung Quốc

Trên thực tế, TTKTTG được hình thành từ năm 1944 đang có nhiều thay đổi. Yếu tố gây ra những thay đổi này chủ yếu đến từ sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc kể từ 2008 có thể đã chấm dứt hoặc sẽ bước sang một giai đoạn thoái trào sau đại dịch COVID-19.

Có thể bạn quan tâm

  • COVID-19 sẽ định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

    COVID-19 sẽ định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

    19:29, 28/03/2020

  • Chuỗi cung ứng toàn cầu thời hậu COVID-19 SẼ ĐỊNH HÌNH THẾ GIỚI MỚI

    Chuỗi cung ứng toàn cầu thời hậu COVID-19 SẼ ĐỊNH HÌNH THẾ GIỚI MỚI

    11:30, 12/03/2020

  • [COVID-19] Chuỗi cung ứng toàn cầup/– Bài III: Bài toán ở Việt Nam

    [COVID-19] Chuỗi cung ứng toàn cầu – Bài III: Bài toán ở Việt Nam

    06:00, 07/03/2020

  • [COVID-19] Chuỗi cung ứng toàn cầu - Bài II: Trung Quốc buông bỏ

    [COVID-19] Chuỗi cung ứng toàn cầu - Bài II: Trung Quốc buông bỏ

    06:00, 06/03/2020

  • [COVID-19] Chuỗi cung ứng toàn cầu - Bài I: Sự đứt vỡ đã được tiên lượng

    [COVID-19] Chuỗi cung ứng toàn cầu - Bài I: Sự đứt vỡ đã được tiên lượng

    06:00, 05/03/2020

  • Virus Corona ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu thế nào?

    Virus Corona ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu thế nào?

    11:00, 10/02/2020

Cụ thể, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, với gói kích thích khổng lồ gần 600 tỷ USD (khoảng 10% GDP) Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh, vươn lên từ một nền kinh tế thứ ba thế giới với GDP là hơn 4,5 nghìn tỷ USD (sau Nhật hơn 5 nghìn tỷ, Mỹ là 14,7 nghìn tỷ, cùng thời điểm) trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với GDP lên tới hơn 14 nghìn tỷ USD (so với Mỹ 21,4 nghìn tỷ, Nhật thứ ba với 5,1 nghìn tỷ) năm 2019.

Với sự lớn mạnh về qui mô kinh tế như vậy Trung Quốc chuyển từ cách tiếp cận ủng hộ TTKTTG từ thời Thế chiến Hai sang cách tiếp cận là người cải cách nhưng không đe dọa nó; rồi gần đây tiếp tục chuyển sang cách tiếp cận xét lại trật tự này. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, cho đến nay thì cách tiếp cận mới này vẫn mang tính thử nghiệm, chưa rõ khuynh hướng cụ thể. Trong bối cảnh hiện nay hoàn toàn chưa thể khẳng định một trật tư mới nào trong đó Trung Quốc là nước lãnh đạo.

Trước hết, Trung Quốc tiến hành tranh giành quền lực ở IMF bằng thực thi chiến lược quảng bá đồng Nhân Dân Tệ (NDT) và mở rộng sử dụng đồng tiền này trên thế giới. Đặc biệt đòi quyền bỏ phiếu lớn hơn trong các quyết định của IMF và đòi đưa đồng NDT vào rổ tính giá trị đồng SDR. Điều này tất yếu biến đồng tiền này trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Đồng thời, Trung Quốc nêu quan điểm rằng đồng USD đã hết thời, hoặc chí ít không còn đủ uy tín như trước kia.

Mặc dù vậy, đồng NDT không phải là đồng tiền tự do chuyển đổi, và mức sử dụng toàn cầu chỉ ở mức 1,1% là quá ít. Như vậy đồng NDT không đủ hai tiêu chuẩn cơ bản để trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Nhưng IMF vẫn đồng ý đưa nó vào rổ tiền tệ SDR, và Trung Quốc có 6,1% (từ 3,8%) quyền phiếu bầu. Dù có vẻ không hợp lý nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng IMF có tính toán của mình. Đó là vì IMF muốn: 1/ Có đối trọng với Mỹ; 2/ Tạo động lực hướng chính sách tới các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi; 3/ Ràng buộc Trung Quốc tuân theo luật chơi chung.

Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) mà Trung Quốc phát động năm 2013 cho thấy tham vọng tạo vùng ảnh hưởng riêng cho mình trên thế giới tách khỏi hệ thống các đồng minh của Mỹ và phương tây. BRI là một kế hoạch kinh tế khổng lồ về xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bao trùm cả trên biển, trên đất liền, với sự tham gia của 80 quốc gia, kể cả một số nền kinh tế lớn ở Châu Âu như Italia.

Và để tạo nguồn vốn cho sáng kiến này Trung Quốc hô hào thành lập hai ngân hàng quan trọng là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) đặt trụ sở ở Bắc Kinh và Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) đặt trụ sở ở Thượng Hải. NDB được thành lập năm 2015 với số vốn ban đầu 100 tỷ USD (tương đương với Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB). AIIB cũng được thành lập năm 2015 với số thành viên lên tới 78 quốc gia, số vốn ban đầu là 100 tỷ USD.

COVID-19 thay đổi cuộc chơi

Thứ nhất, sự che giấu tình hình dịch bệnh của Trung Quốc và cách ứng xử quốc tế của nước này trong đại dịch lần này khiến thế giới thất vọng lớn. Hình ảnh tốt đẹp mà Trung Quốc quảng bá trước đây trên toàn cầu không còn nữa.

Một quốc gia thiếu minh bạch, thậm chí dối trá, khiến dịch bệnh lan tràn và gây hậu quả hết sức nghiêm trọng trên toàn cầu đã khiến tiếng nói và vai trò dẫn dắt thế giới của nước này gần như tan biến.

Thứ hai, sự thiệt hại kinh tế ở Trung Quốc và trên toàn cầu vì đại dịch COVID-19 là rất lớn ước tính lên tới khoảng 4 nghìn tỷ USD hoặc hơn, với sự đứt gãy hàng loạt chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Hầu hết các nền kinh tế của nhóm G20 đã đưa ra các gói kích thích khổng lồ.

Chẳng hạn, Nhật Bản có gói kích thích lên tới 21,1% GDP, Mỹ 11% GDP, Úc là 9,9%, Canada 8,4%… trong khi Trung Quốc chỉ đưa ra gói kích thích khiêm tốn chỉ bẳng 2,5% GDP. Một điểm gây chú ý là, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 Trung Quốc đã mạnh tay chi tới 10% GDP cho gói kích thích kinh tế và được xem là yếu tố đầu tàu dẫn dắt sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, sự suy giảm sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến vai trò dẫn dắt BRI của nước này. Thậm chí, nhiều khả năng BRI sẽ rơi vào giai đoạn thoái trào và ít có khả năng đi đến thành công. Thêm vào đó, dịch COVID-19 đã gây tổn thất lớn đến hình ảnh thân thiện của Trung Quốc ở nhiều quốc gia Châu Phi, nơi được xem là mảnh đất tốt cho sự trỗi dậy của Trung Quốc và là điểm đến quan trọng của BRI.

Thứ tư, COVID-19 đang được xem là sự khởi đầu thực sự cuộc tháo chạy của các công ty Mỹ, Nhật và châu Âu ra khỏi Trung Quốc. Ngày 9/4/2020 Nhật tuyên bố chi 2,2 tỷ Đôla trong gói kích thích trên nhằm giúp các công ty Nhật rời khỏi Trung Quốc chuyển về Nhật hoặc sang nước khác.

Đây được xem là động lực lớn khiến các công ty Nhật di chuyển ra khỏi Trung Quốc, chỉ còn những công ty sản xuất cho thị trường Trung Quốc thì ở lại. Nhật đã xây dựng nhiều chuỗi sản xuất hoàn chỉnh ở Trung Quốc rồi xuất ra thế giới. Tuy nhiên, người Nhật nhận ra việc bỏ trứng vào một giỏ là tồi tệ như thế nào khi COVID-19 xảy ra.

Mỹ chưa công bố rõ ràng kế hoạch này, nhưng cố vấn kinh tế Nhà Trắng ông Larry Kudlow đã nói rằng chính phủ Mỹ đang xem xét có thể chịu mọi chi phí để đưa các công ty Mỹ từ Trung Quốc về Mỹ. Còn EU cũng tuyên bố rằng khối này phải điều chỉnh lại chính sách nhằm tránh lệ thuộc thương mại vào một nước, đặc biệt là Trung Quốc.

Nói cách khác, Mỹ và phương tây đã ngộ ra một điều rằng họ đã sai lầm vì đã bỏ tất cả trứng vào một giỏ “ác”, và sai lầm này dù thế nào cũng phải sửa. Sự tháo chạy của dòng FDI ra khỏi Trung Quốc nếu trở thành thực tế sẽ là cú đòn rất mạnh đánh vào nền kinh tế nước này. Kết quả, công cuộc tranh giành quyền lực trong TTKTTG của Trung Quốc sẽ bước sang giai đoạn mới thoái trào.

Với Việt Nam, việc chủ động đưa ra các giải pháp phòng chống dịch COVID-19, nhờ đó, có thể nói chúng ta “sớm thoát” COVID-19. Với tốc độ mở cửa lại nền kinh tế như hiện nay, Việt Nam có nhiều cơ hội để phục hồi kinh tế khi Mỹ và châu Âu hồi phục trở lại. Đặc biệt, Việt Nam có thể đón đầu sự “tháo chạy” của dòng đầu tư nước ngoài ra khỏi Trung Quốc nếu có những cải cách hiệu quả hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
COVID-19 và trật tự kinh tế thế giới mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO