Đà Nẵng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa loay hoay trong "sân chơi" chuyển đổi số

TUẤN VỸ 15/01/2022 12:08

Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa mong sớm hòa nhập “sân chơi” chuyển đổi số nhưng nhiều đơn vị vẫn loay hoay vì không biết bắt đầu từ đâu.

>>“Nhập nhằng” giải phóng mặt bằng tại dự án Malibu Hội An?

Xu hướng chung về chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp bách hơn khi từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, giáng đòn nặng nề vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của toàn xã hội.

Doanh nghiệp loay hoay

Trong bối cảnh mới đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải cắt giảm chi phí, điều hành hiệu quả hơn, nâng cao hiệu suất thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và thực hiện chuyển đổi số, thay đổi và tìm kiếm các mô hình/phương thức kinh doanh mới. Tại góc độ tích cực, COVID-19 được đánh giá như một “cú hích” bắt buộc các doanh nghiệp phải đi nhanh hơn trên con đường chuyển đổi số.

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Quyết định 749 về chương trình chuyển đổi số quốc gia trong đó phát triển theo 3 trụ cột là Chính phủ số,  kinh tế số và xã hội số. Để công cuộc chuyển đổi số thành công thì cần phải triển khai đồng bộ các hoạt động trong 3 khối là Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân. Tuy nhiên, tại khối doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc.

Chuyển đổi số là nhu cầu cấp bách trong bối cnahr hiện tại, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay vì không biết bắt đầu từ đâu.

Chuyển đổi số là nhu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện tại, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay vì không biết bắt đầu từ đâu.

Ông Dương Tiến Lâm – Tổng Giám đốc Công ty CP Asiatans VietNam cho rằng việc hòa nhập công cuộc chuyển đổi số đối với  doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo ông Lâm, mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng nên việc chuyển đổi gặp nhiều trở ngại trong việc xác định việc đầu tiên cần làm là gì.

Mỗi doanh nghiệphoạt động tại các lĩnh vực khác nhau nên chuyện chuyển đổi số đồng bộ rất khó. Do đó, các đơn vị chỉ ưu tiên nguồn lực theo từng giai đoạn để nhận lại sự tối ưu trong lợi ích theo đúng thứ tự. Đặc biệt, việc nhận định bước đầu rất khó và chuyện nhận định nằm ở các cấp lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có tầng lớp lãnh đạo cũ quá thì sẽ đối mặt với việc muốn mà không biết bắt đầu từ đâu”, ông Dương Tiến Lâm nói.

Theo ông Lâm, mặc dù Công ty đã xác định rõ công việc cần làm trong chuyển đổi số nhưng lại gặp khó khăn và mất thời gian trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Hiện tại, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam những năm nay rất sôi động nhưng để tìm ra các nhà cung cấp chuyên nghiệp thì cũng là vấn đề nan giải.

Mỗi công ty cung cấp dịch vụ đều có một thế mạnh để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, tuy nhiên yêu cầu đối với kỹ thuật và phần mềm thì doanh nghiệp hay đưa ra các đề xuất chung chung. Việc lựa chọn đúng nhà cung cấp đã là một vấn đề, nhưng nhà cung cấp lắng nghe và hiểu được nhu cầu của doanh nghiệp lại là chuyện khác”, ông Dương Tiến Lâm nói thêm.

Hiện tại, chính quyền địa phương một số nơi đang chọn những nhu cầu chung nhất để tạo ra một phần mềm để các doanh nghiệp nhỏ có thể dùng chung với mức chi phí thấp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng muôn chính quyền có thể hỗ trợ, đề xuất các đơn vị cung cấp hạ tầng thiết yếu cho bước đầu chuyển đổi số về dữ liệu, lưu trữ... tìm ra các phương thức linh hoạt hơn.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần thành lập các tổ chức năm thẩm định, đánh giá dịch vụ các đơn vị cung cấp. Từ đó hình thành một “giấy phép con” đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ, định hướng đến các đơn vị uy tín để các doanh nghiệp có thể tin tưởng chuyển đổi.

Thay đổi tư duy doanh nghiệp

Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Quang – Giám đốc VCCI Đà Nẵng nhìn nhận vấn đề chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện tại rất cấp thiết. Theo ông Quang, sau những tác động tiêu cực của đại dịch, các doanh nghiệp đang trở lại đà để khôi phục sản xuất.

Việc thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ tạo thêm nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi mặt giúp doanh nghiệp giảm được thời gian, chi phí,...Chuyển đổi số là một “cuộc chơi” quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải tham gia, thông qua đó doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây cũng được xem như là một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại kinh tế số”, ông Nguyễn Tiến Quang nhận định.

Theo Giám đốc VCCI  Đà Nẵng, trong tương lai các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các “sân chơi mới” để hoàn thiện hơn nữa, vượt qua các rào cản về kinh phí cũng như tâm lý để xác định rằng chuyển đổi số là vấn đề ưu tiên hàng đầu cần triển khai. Do đó, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ chuyển đổi số là cấp thiết và doanh nghiệp không nên đứng ngoài “cuộc chơi” này.

Tại TP Đà Nẵng, thời gian qua địa phương cũng đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin từ trước và hoạch định rõ ràng các mục tiêu hướng đến năm 2030 hoàn thành cơ bản đề án đô thị thông minh. Trước những khó khăn của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số, lãnh đạo địa phương cũng cho rằng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và địa phương cũng đang nỗ lực tháo gỡ để doanh nghiệp có thể triển khai hiệu quả hơn.

Ở góc độ chuyên môn, ông Trần Ngọc Thạch – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đánh giá cuộc cách mạng 4.0 có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội. Ông Thạch cho biết Đà Nẵng cũng đã quyết tâm ban hành Nghị quyết 05 về chuyển đổi số trên địa bàn.

Đà Nẵng

Tại TP Đà Nẵng, thời gian qua địa phương cũng đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin và hoạch định rõ ràng các mục tiêu hướng đến năm 2030 hoàn thành cơ bản đề án đô thị thông minh.

Được biết, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Đề án chuyển đổi số và các cơ quan, Sở ngành, địa phương cũng đã lên kế hoạch.

Trước đây khi doanh nghiệp thực hiện các công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn thì hiện nay việc chuyển đổi số sẽ đáp ứng nhiều nhu cầu của doanh nghiệp đối với việc mua, bán hay lưu trữ dữ liệu,... Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ soát được lượng khách hàng, công nghệ số sẽ cung cấp được nhiều thông tin hơn, khách hàng sẽ sử dụng nhiều dịch vụ hơn, trung thành hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ rà soát lại được công nghệ để tìm kiếm hướng phát triển ra nhiều sản phẩm mới”, ông Thạch nói.

Cũng theo người này, khi thực hiện chuyển đổi số cộng đồng doanh nghiệp cần lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ đã có cơ sở hạ tầng từ đó sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và kinh phí hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch chuyển đổi số cụ thể để tiếp tục phát triển những công việc cũ và tiếp tục phát triển phù hợp cho công việc mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng: Dự án công viên 759 tỷ đồng về đích sau 1 năm thi công

    Đà Nẵng: Dự án công viên 759 tỷ đồng về đích sau 1 năm thi công

    11:35, 10/01/2022

  • Đà Nẵng

    Đà Nẵng "chạy nước rút" hoàn thiện dự án công viên APEC

    03:05, 09/01/2022

  • Đà Nẵng sẽ có khu phi thuế quan

    Đà Nẵng sẽ có khu phi thuế quan

    14:34, 06/01/2022

  • Đà Nẵng tìm cách đưa du lịch trở lại

    Đà Nẵng tìm cách đưa du lịch trở lại

    13:33, 06/01/2022

  • Đà Nẵng thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

    Đà Nẵng thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

    03:12, 06/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa loay hoay trong "sân chơi" chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO