Xác định nông nghiệp sẽ đem lại những lợi thế nhất định trong thu hút nguồn lực và phát triển du lịch tại địa phương, Đắk Nông đã đưa ra những giải pháp cho tương lai ngành công nghiệp không khói.
>>Hà Nội: Kết nối sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn
Hội thảo thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Nông được tổ chức mới đây sẽ giúp địa phương nhìn nhận được toàn cục của ngành du lịch và đưa ra những giải pháp hiệu quả.
Tài nguyên du lịch nông nghiệp của địa phương tương đối phong phú và đa dạng. Theo thống kê, tỉnh Đắk Nông đang có hơn 50 trang trại làm du lịch nông thôn, cùng với một số dự án du lịch khác đang được các chủ đầu tư hoàn thiện cơ sở, hạ tầng.
Một số liệu khác cũng có sức hấp dẫn với du khách đó là toàn tỉnh có hơn 140 tổ chức, cá nhân đã được chứng nhận sản xuất theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt với diện tích trên 21.000 ha. Đến cuối năm 2023, địa phương có 60 sản phẩm OCOP của 53 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, cơ sở sản xuất được công nhận. Trong đó, có 7 sản phẩm đạt 4 sao, 53 sản phẩm đạt 3 sao theo Bộ tiêu chí OCOP Quốc gia
Ngành du lịch nông thôn gắn liền với cảnh quan sinh thái vốn có nhiều tiềm năng nhưng các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn liên quan đến việc chuyển đổi quy hoạch sử dụng đất, giấy phép xây dựng.
Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Du lịch nông nghiệp Việt Nam- ông Phạm Thanh Tùng nêu quan điểm mô hình du lịch trải nghiệm gắn với nông nghiệp, nông thôn là điều tất yếu, không thể tránh khỏi theo xu hướng hiện nay. Tỉnh Đắk Nông cần nghiên cứu ban hành nghị quyết về chủ trương phát triển mô hình du lịch nông nghiệp để thực hiện thí điểm trên địa bàn. Sau khi có cơ chế rõ ràng việc đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ có hiệu quả thôi.
>>Sức sống mới cho du lịch nông nghiệp
Trong khi đó, ông Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, cho biết tỉnh mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc phát triển ngành du lịch nông thôn phát triển đúng hướng, bài bản. Có như thế mới nâng cao được giá trị của nông nghiệp, người dân sẽ có lợi ích hơn khi vừa làm nông nghiệp vừa phát triển du lịch.
Trong khi đó, đại diện cho giới doanh nghiệp, chủ đầu tư ông Lê Hoàng Cơ, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch - Thương mại Đam San (tỉnh Đắk Lắk), cho biết không chỉ dự án của doanh nghiệp, mà một số dự án khác cũng đang vướng về phương án sử dụng đất.
“Nguyện vọng của doanh nghiệp là cơ quan có thẩm quyền cần tháo gỡ, có giải pháp can thiệp, giúp đỡ doanh nghiệp có nguyện vọng đầu tư tại địa phương để góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp không bị mất vốn đầu tư, lỡ cơ hội," - ông Cơ đặt vấn đề.
Một số doanh nghiệp cũng cho rằng sản phẩm OCOP của Đắk Nông chưa thật sự nổi trội, đặc sắc để trở thành những món quà của du khách. Do đó, việc phát triển sản phẩm nông nghiệp có định hướng sẽ dễ dàng tiêu thụ hơn. Nhất là khi, Đắk Nông định hướng phát triển đa dạng các loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn như trải nghiệm, khám phá, nghỉ dưỡng, thực hành nông nghiệp và gìn giữ văn hóa bản địa.
“Khi làm nông nghiệp kết hợp với dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp lẫn chính quyền các địa phương phải tôn trọng tự nhiên, bảo vệ môi trường. Sáng tạo văn hóa, kinh doanh trên tinh thần lấy nông nghiệp, cộng đồng, nông dân làm trọng tâm,” ông Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn để phát triển du lịch nông nghiệp
02:00, 25/09/2023
Sức sống mới cho du lịch nông nghiệp
04:00, 02/08/2023
Thái Bình: Nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp
00:34, 03/07/2023
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho bất động sản du lịch nông nghiệp
03:00, 27/05/2023
Thái Bình: Lợi ích đa chiều từ du lịch nông nghiệp
03:40, 11/01/2023