Đàm phán Mỹ - Trung bên lề Hội nghị G20 có rơi vào bế tắc?

Việt Nga 02/12/2018 00:01

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, cuộc chiến thương mại là mấu chốt của vấn đề.

Còn nhớ hồi năm ngoái, Tổng thống Trump không đổ lỗi cho Trung Quốc gây ra thâm hụt thương mại của Mỹ, mà nói rằng đó là lỗi của các chính quyền Mỹ tiền nhiệm. Đáp lại, Trung Quốc cho biết sẽ tìm cách giảm rào cản thâm nhập thị trường đối với một số ngành hàng.

Tuy nhiên trong suốt năm 2018, mối quan hệ giữa hai cường quốc đã rạn nứt nhanh chóng. Các mức thuế quan “bấc ném đi, chì ném lại” đã đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lên đến đỉnh điểm. Và tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Argentina, hai nhà lãnh đạo được cho là sẽ tập trung đàm phán xung quanh căng thẳng thương mại dai dẳng giữa hai quốc gia.

Tham vọng của Trung Quốc

Mỹ có lý do chính đáng để lo ngại về các chính sách thương mại của Trung Quốc, tuy nhiên theo giới quan sát, thuế quan không phải là vấn đề chính.Trên thực tế, Bắc Kinh đã giảm thuế và thậm chí trong một số lĩnh vực, thuế suất còn thấp hơn các thị trường mới nổi khác.

Cái mà Trung Quốc cần phải thay đổi là làm sao chính phủ có thể giảm hạn chế sự tiếp cận của các công ty nước ngoài đối với người tiêu dùng.

Điều mà Mỹ yêu cầu Trung Quốc thay đổi là Bắc Kinh giảm hạn chế sự tiếp cận của các công ty nước ngoài đối với người tiêu dùng Trung Quốc.

Cái mà Mỹ yêu cầu Trung Quốc cần phải thay đổi là giảm hạn chế tiếp cận của các công ty nước ngoài đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Trung Quốc đang có quy định hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực từ xe hơi đến dịch vụ tài chính và viễn thông. Điều đó khiến các công ty nước ngoài không thể đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, và họ khó có thể bán hàng hóa cho khách hàng Trung Quốc nếu không tham gia thành lập công ty liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc.

Để đáp ứng yêu cầu từ phía Mỹ, Trung Quốc sẽ phải hủy bỏ các quy định nói trên của mình. Tuy nhiên, không dễ gì Trung Quốc hủy bỏ quy định này. Bởi vì, điều đó sẽ khiến Trung Quốc khó thực hiện được tham vọng bá chủ toàn cầu về công nghệ. 

Có thể bạn quan tâm

  • Donald Trump “cô đơn” tại G20?

    Donald Trump “cô đơn” tại G20?

    17:00, 01/12/2018

  • Hội nghị Thượng đỉnh G20 khai mạc trong bầu không khí căng thẳng

    Hội nghị Thượng đỉnh G20 khai mạc trong bầu không khí căng thẳng

    14:45, 01/12/2018

  • Kỳ vọng gì ở Hội nghị G20?

    Kỳ vọng gì ở Hội nghị G20?

    03:57, 01/12/2018

  • Bóng mây u ám bao trùm trước thềm G20

    Bóng mây u ám bao trùm trước thềm G20

    00:32, 01/12/2018

  • Căng thẳng thương mại Mỹ- Trung sẽ được giải quyết tại Hội nghị G20?

    Căng thẳng thương mại Mỹ- Trung sẽ được giải quyết tại Hội nghị G20?

    04:30, 20/11/2018

Sự kiên định của Washington

Vừa qua, Trump đã liên tục đưa ra các cảnh báo sẽ áp thêm các mức thuế quan với Bắc Kinh nếu chính quyền ông Tập Cận Bình không có những động thái thỏa đáng, ngay cả khi việc áp thuế này có nguy cơ làm tổn hại tới các lá phiếu cử tri đối với chính ông Trump.

Tại tất cả các hội nghị quốc tế lớn, Washington đã và đang nhắc nhở cộng đồng toàn thế giới rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm chính cho mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia hiện nay.

Còn nhớ phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã không ngại ngần phê phán sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc khi cho rằng, sáng kiến này dẫn đến thực trạng “các quốc gia liên quan sẽ chết chìm trong các khoản vay”

Ngay cả trước thềm Hội nghị G20 đang diễn ra tại Buerno Aires, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ Larry Kudlow đã chỉ ra rằng sẽ không có thỏa thuận nào trừ khi các vấn đề về đánh cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc, thuế quan và hàng rào phi thuế quan được giải quyết.

Hơn cả một cuộc chiến thương mại

Nhiều chuyên gia cho rằng, vị thế của Trung Quốc được nâng lên đáng kể trong thời gian qua là do Mỹ lơ là tại châu Á, cũng như giải quyết các vấn đề nội bộ của mình. Do đó, Trung Quốc đã đóng vai trò "người hùng" của khu vực này.

Trung Quốc đã khởi động sáng kiến BRI - ban đầu được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nhưng đến nay đã khiến nhiều quốc gia rơi vào "bẫy nợ" của Bắc Kinh.

Vì vậy, cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh không chỉ đơn thuần về thương mại. Đó là một cách để chính quyền Trump cố gắng kiềm tỏa sức ảnh hưởng Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Ngay cả khi Tổng thống Trump nói rằng ông có “một tình bạn tuyệt vời” với Chủ tịch Tập Cận Bình, thì Nhà Trắng cũng luôn khẳng định rằng Trung Quốc đã lợi dụng “sự hào phóng” của Mỹ và điều này không thể tiếp tục.

Mặc dù còn nhiều bất đồng giưa 2 nước, nhưng cuộc đàm phán Mỹ- Trung bên lề Hội nghị G20 có thể sẽ đạt được một số kết quả sơ bộ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đàm phán Mỹ - Trung bên lề Hội nghị G20 có rơi vào bế tắc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO