Dân số suy giảm, kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao?

TRƯỜNG ĐẶNG 05/07/2024 02:30

Dân số Trung Quốc đang giảm dần có thể gây tổn hại cho nền kinh tế nước này do tình trạng đó sẽ làm thu hẹp lực lượng lao động và gây áp lực lên chính sách tài khóa.

Trung Quốc đang đối mặt với sự suy giảm lực lượng lao động đáng kể

Trung Quốc đang đối mặt với sự suy giảm lực lượng lao động đáng kể

Dân số suy giảm

“Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc có thể sẽ giảm nhanh chóng trong thập kỷ tới. Điều này có nguy cơ khiến mền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức giảm tăng trưởng GDP 1% mỗi năm trong 10 năm tới”, Darren Tay, chuyên gia của công ty phân tích BMI, chia sẻ với CNBC.

>>Giá cho thuê bất động sản ở châu Á tăng mạnh

Trước đó trong một báo cáo, Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) nhận định sự căng thẳng về tài chính do già hóa dân số là hiện hữu ngay lập tức và đáng lo ngại đối với nền kinh tế số 2 thế giới. 

EIU cho biết, tăng tuổi nghỉ hưu là một trong số ít lựa chọn khả thi để duy trì cân bằng tài chính dài hạn. “Tính toán của chúng tôi cho thấy rằng nếu tuổi nghỉ hưu tăng lên 65 tuổi vào năm 2035, mức thâm hụt ngân sách tiền lương hưu có thể giảm 20%,” báo cáo của EIU nhận định.

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2023 xuống còn 1,409 tỷ người - giảm 2,08 triệu so với năm trước, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Tianchen Xu, nhà kinh tế cấp cao tại EIU, nói với CNBC rằng tỷ lệ sinh ở nước này đang giảm nhanh hơn so với các nước trong khu vực như Hàn Quốc và Nhật Bản.

"Tỷ lệ sinh giảm gây áp lực lên nền kinh tế và xã hội nói chung khi dân số lao động giảm. Điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ người già cần sự hỗ trợ từ thế hệ trẻ, đặt gánh nặng quá mức lên hệ thống lương hưu và chăm sóc sức khỏe của một quốc gia”, bà Erica Tay, Giám đốc nghiên cứu vĩ mô của Maybank, nhận định.

Bà cho biết, sự thay đổi nhân khẩu học ở các khu vực châu Á là một vấn đề mang tính cơ cấu đòi hỏi nỗ lực toàn diện và quyết tâm của chính phủ về cả chính sách tài khóa và tiền tệ.

Những lý do gốc rễ 

Chuyên gia Tianchen Xu cho biết các nền kinh tế lớn châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dân số già đi nhanh chóng, phần lớn là do mức sống được cải thiện - điều có mối quan hệ nghịch đảo với tỷ lệ sinh sản.

>>Đông Nam Á sẽ giảm lợi thế cạnh tranh khi liên tục tăng lương?

Sự mở rộng kinh tế nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây ở các quốc gia phát triển đã mang lại mức thu nhập tăng lên và mở rộng cơ hội giáo dục và nghề nghiệp cho phụ nữ. Những điều kiện được cải thiện này đã dẫn đến chi phí cơ hội lớn hơn cho việc sinh con.

Theo các chuyên gia, tại các xã hội phát triển hơn, xu hướng cha mẹ phải đối mặt với chi phí nuôi dạy con cái cao hơn nhiều và điều đó có xu hướng cản trở việc sinh con. Ông Tay nói: “Nền kinh tế càng phát triển thì các tác nhân trong nền kinh tế càng phải có nhiều kỹ năng hơn, và do đó, mức đầu tư cần thiết cho mỗi trẻ em sẽ tăng lên”.

Từng là nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc

Từng là nước đông dân nhất thế giới, dân số Trung Quốc được dự báo sẽ chỉ còn dưới 1 tỷ người vào năm 2100 (Nguồn: Pew Research)

Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ rất cao trong gần ba thập kỷ qua để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, theo ông Tianchen Xu, hệ thống phúc lợi của đất nước lại “tụt hậu” và hỗ trợ tài chính cho việc sinh con là khá thấp so với quốc tế.

Giá nhà tăng không kiểm soát cũng góp phần vào vấn đề. Ông Tianchen Xu cho biết, khi chính phủ không có khả năng quản lý chi phí nhà ở tăng đáng kể, người dân sẽ gặp khó khăn trong việc mua nhà và trì hoãn việc lập gia đình.

Văn hóa làm việc ở châu Á cũng có thể đóng một vai trò. Theo các chuyên gia, tại nhiều nước châu Á, có một tư duy cố hữu là làm việc nhiều giờ như Trung Quốc, Hàn Quốc... và một vài nước ở Đông Nam Á. Kết quả là người lao động có ít thời gian hơn để xây dựng gia đình.

Có thực sự đáng lo ngại?

Dù vậy, mối tương quan giữa giảm tỷ lệ sinh và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc là không rõ ràng. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, mặc dù tốc độ tăng trưởng dân số Trung Quốc đã chậm lại từ những năm 1970, nhưng GDP của nước này vẫn tăng trung bình 9% mỗi năm kể từ năm 1978.

Chuyên gia của BMI nói: “Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ đó, thì người dân Trung Quốc sẽ có thu nhập bình quân tăng khoảng hơn 13% vào năm 2033. Vì vậy, mức sống vẫn sẽ tiếp tục tăng.”

Nguyên nhân của việc này là các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang rất chú trọng đến tăng trưởng năng suất. Theo Darren Tay, Trung Quốc thấy rằng đóng góp của lao động vào GDP đang có sự sụt giảm rất lớn, điều này không thể giảm thiểu được bằng bất kỳ hình thức can thiệp chính sách nào trong ngắn hạn. Đó là lý do tại sao họ tập trung vào việc tăng năng suất.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc chuyển đổi sang các giải pháp kỹ thuật số và phát triển các công nghệ như tự động hóa và chip tiên tiến, với mục tiêu làm cho các ngành công nghiệp truyền thống hiệu quả hơn và cải thiện năng suất nói chung.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Á gặp khó trước tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc

    Châu Á gặp khó trước tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc

    03:30, 04/07/2024

  • "Xu hướng lạ” đe dọa kinh tế Trung Quốc

    04:00, 03/07/2024

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "loay hoay" phục hồi sản xuất

    03:30, 02/07/2024

  • Đức

    Đức "ngược dòng" EU tìm cách trấn an Trung Quốc

    03:30, 30/06/2024

  • Các công ty Trung Quốc phải hạn chế dùng AI vì thiếu chip

    Các công ty Trung Quốc phải hạn chế dùng AI vì thiếu chip

    02:19, 29/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dân số suy giảm, kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO