Doanh nghiệp xăng dầu nên sử dụng bảo hiểm giá

PGS.TS. Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế 19/02/2022 03:00

Các công cụ bảo hiểm giá nổi lên như một giải pháp mà các doanh nghiệp có thể chủ động sử dụng để phòng ngừa rủi ro trong trường hợp giá xăng dầu sẽ còn nhiều biến động lớn trong năm nay.

>>Ứng phó với giá xăng dầu tăng "nóng": Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam

Có thể thấy rằng, xăng dầu là một mặt hàng có sự rủi ro rất lớn khi giá cả biến động, mà theo thống kê của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tính từ đầu năm 2022, giá dầu thô WTI liên thông với Sở NYMEX và dầu thô Brent trên Sở ICE đã tăng lần lượt 24% và 22%. Giá dầu hiện đã lên tới vùng 95 USD/thùng và là mức cao nhất kể từ tháng 09/2014 tới nay. Hay có những thời điểm giá dầu về mức âm như thời điểm tháng 4/2020, gía dầu -37,6 USD/thùng.

 Diễn biến giá dầu thô thế giới và giá xăng RON95-III trong nước

Diễn biến giá dầu thô thế giới và giá xăng RON95-III trong nước

Để ứng phó, phòng ngừa rủi ro biến động về giá nói chung, đặc biệt trong kinh doanh xăng dầu nói riêng, thì nhiều nước phát triển thường sử dụng công cụ giao dịch hàng hóa phái sinh. Đây được xem là công cụ phổ biến mà ngay cả Việt Nam, trong các văn bản pháp lý cũng đã có quy định. Cụ thể, từ Nghị định 84/2009/NĐ-CP, sau đó thay bằng Nghị định 83/2014/NĐ-CP và đến nay là Nghị định 95/2021/NĐ-CP bổ sung cho Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, pháp luật quy định cho phép các doanh nghiệp đầu mối được sử dụng công cụ phái sinh theo thông lệ quốc tế.

Vấn đề đặt ra là, một công cụ được phép có tính pháp lý rồi, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ, vì đây là một nghiệp vụ có tính chất kĩ thuật, đòi hỏi năng lực, trình độ chuyên môn cao. Nếu việc dự báo không trúng, thì việc sử dụng giao dịch phái sinh sẽ bị thất bại. Có một ví dụ điển hình như Pacific Airline đã gặp thất bại, hay Tập đoàn xăng dầu Petrolimex cũng không thành công,... Từ một số trường hợp đó dẫn đến tâm lý e ngại “chim sợ cành cong” nên không dám sử dụng nữa.

Đồng thời, một số quy định, quy chế lại không cho phép các chi phí được đưa vào kinh doanh, hoặc chưa có quy định cụ thể, chế tài, văn bản pháp quy hướng dẫn một cách cụ thể, khiến công cụ này bị hạn chế sử dụng. Còn xét theo quy luật chung, bảo hiểm giá nên được sử dụng, muốn như vậy, các cơ quan, doanh nghiệp phải nâng cao trình độ, năng lực, thông tin thì mới có thể áp dụng được.

Phải nhấn mạnh rằng, đây là một công cụ nghiệp vụ kĩ thuật giao dịch rất cụ thể, không phải ai cũng có thể hiểu được, mà qua khảo sát thăm dò trên thị trường, những doanh nghiệp hiểu biết sâu về vấn đề này rất ít. Do đó, muốn sử dụng công cụ bảo hiểm giá cũng phải có sự nghiên cứu chuyên sâu, không chỉ riêng với mặt hàng xăng dầu, mà với cả những mặt hàng dễ bị biến động khác như thép đều có thể sử dụng. Khi các nước phát triển đều đang sử dụng công cụ này để hạn chế rủi ro, thì Việt Nam cũng cần nghiên cứu sớm áp dụng. Việc ký kết trước khi biến động giá sẽ giúp doanh nghiệp có thể không lo bị lỗ.

Có thể bạn quan tâm

  • Ứng phó với giá xăng dầu tăng

    Ứng phó với giá xăng dầu tăng "nóng": Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam

    05:30, 17/02/2022

  • Xăng dầu tăng giá: Không vì lợi ích doanh nghiệp mà bỏ quên lợi ích 100 triệu dân

    Xăng dầu tăng giá: Không vì lợi ích doanh nghiệp mà bỏ quên lợi ích 100 triệu dân

    17:01, 16/02/2022

  • “Vá” lỗ hổng quản lý xăng dầu

    “Vá” lỗ hổng quản lý xăng dầu

    16:32, 15/02/2022

  • Cần nâng cao công tác quản lý chính sách điều hành xăng dầu

    Cần nâng cao công tác quản lý chính sách điều hành xăng dầu

    13:00, 14/02/2022

  • Từ vụ “khan hiếm” xăng dầu: Nhìn lại chuyện đàm phán “hớ” tại dự án lọc dầu Nghi Sơn

    Từ vụ “khan hiếm” xăng dầu: Nhìn lại chuyện đàm phán “hớ” tại dự án lọc dầu Nghi Sơn

    14:55, 13/02/2022

  • Chuyện khan hiếm xăng dầu: Lộ “lỗ hổng” trong điều hành

    Chuyện khan hiếm xăng dầu: Lộ “lỗ hổng” trong điều hành

    02:50, 12/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp xăng dầu nên sử dụng bảo hiểm giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO