Đối thoại Shangri-La 2023: Thay đổi cán cân quân sự Mỹ-Trung

Diendandoanhnghiep.vn Khi hai lãnh đạo của hai quân đội hùng mạnh nhất thế giới tham dự Đối thoại Shangri-La 2023, thế giới đang theo sát sự thay đổi trong cán cân quân sự Mỹ - Trung trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.

>>Mỹ ra "đòn phủ đầu" Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La

Ông Cảnh Kiến Phong,

Ông Cảnh Kiến Phong, Phó tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Đối thoại Shangri-La 2023

Mới đây, phát biểu bên lề Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La, Trung tướng Cảnh Kiến Phong, Phó tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ làm xói mòn nguyên tắc Một Trung Quốc bằng cách tăng cường trao đổi giữa quan chức ở Washington và hòn đảo Đài Loan, "dung túng cho hoạt động ly khai" và bán ngày càng nhiều vũ khí tiên tiến cho hòn đảo này.

Trung tướng Cảnh Kiến Phong cũng khẳng định quân đội Trung Quốc đã "chuẩn bị đầy đủ" cho mục tiêu thống nhất đất nước. "Quân đội sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc bất cứ lúc nào", ông nói, đồng thời cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực "củng cố vị thế bá chủ và kích động đối đầu bằng cách rao giảng chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Những lời cáo buộc của ông Cảnh diễn ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói rằng mạng lưới quốc gia thân thiện của Mỹ ở châu Á sẽ "chống lại hành vi cưỡng ép, đặc biệt ở eo biển Đài Loan". Ông nhấn mạnh, Mỹ không hướng đến xung đột hay đối đầu, "nhưng cũng sẽ không nao núng trước hành vi bắt nạt hoặc cưỡng ép"; cũng như khẳng định Mỹ cam kết sâu sắc trong việc duy trì hiện trạng ở Đài Loan và phản đối những thay đổi đơn phương từ cả hai bên.

Trước đó, Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc từ chối yêu cầu tổ chức cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La.

Bất kể điều gì xảy ra, những người tham dự Đối thoại Shangri-La có thể sẽ cảm thấy bị áp lực giữa sức nặng của hai bên khi họ đưa ra quan điểm của mình về các vấn đề nóng bỏng nhất liên quan đến hòa bình trong khu vực và hơn thế nữa.

Trong bầu không khí căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ về một loạt vấn đề, bao gồm cả sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của họ trong khu vực, các nhà quan sát cho biết cán cân quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ ở châu Á đang nghiêng về phía Bắc Kinh, với việc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã nhanh chóng cải thiện kho vũ khí hiện đại và các khả năng khác để cạnh tranh với Washington tại một số điểm nóng trên nhiều khu vực.

Các nhà quan sát đồng ý rằng Hoa Kỳ duy trì lợi thế quân sự tổng thể trong khu vực, họ nói rằng không còn nghi ngờ gì nữa, PLA đã thu hẹp khoảng cách, thậm chí dẫn đầu trong một số công nghệ mới nổi. Cụ thể, PLA cũng có thể được đánh giá là dẫn trước Mỹ trong các ứng dụng quân sự cho công nghệ AI và vũ khí siêu thanh.

>> Đối thoại Shangri-La: "Vết nứt" quan hệ Mỹ- Trung ngày một lớn!

Tên lửa siêu thanh DF-17 của Trung Quốc

Tên lửa siêu thanh DF-17 của Trung Quốc

Trong năm 2021, Trung Quốc đã làm Mỹ bất ngờ với 2 vụ thử vũ khí siêu thanh. Với tốc độ và khả năng cơ động mạnh mẽ, các tên lửa này rất khó bị phát hiện hoặc đánh chặn và được cho là rất hữu dụng để chống lại các tàu sân bay. Bên cạnh đó, PLA cũng có một mạng lưới phòng không trên mặt đất toàn diện hơn nhiều so với quân đội Mỹ, trong khi họ chắc chắn có quyền tiếp cận rất nhiều hệ thống tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.

Theo ông Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, sức mạnh quân sự không chỉ là phần cứng và phần mềm. “Nó cũng bao gồm nhiều khía cạnh như về học thuyết, chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo và cơ sở hạ tầng", ông Koh chỉ ra. 

Tuy nhiên, PLA vẫn chưa thu hẹp khoảng cách về hợp nhất lực lượng, hoạt động chung và kinh nghiệm thực chiến. Xét về năng lực hải quân, quân đội Trung Quốc vẫn đang ở giai đoạn sơ khai trong việc tạo ra một tàu sân bay có năng lực chiến đấu hoàn chỉnh, và điều tương tự cũng xảy ra đối với khả năng tiến hành các hoạt động tấn công đổ bộ quy mô lớn.

Trong khi đó, Washington đã tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác trong khu vực nhằm ngăn chặn Trung Quốc chiếm thế thượng phong. Tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Mỹ đang củng cố tầm ảnh hưởng của mình bằng việc tăng cường hiện diện quân sự, đầu tư nhiều hơn và liên minh chặt chẽ hơn với các đối tác khu vực trong một động thái rõ ràng để chống lại Bắc Kinh, bao gồm cả việc thông qua các cuộc tập trận quân sự chung thường xuyên hơn với các đối tác khu vực.

Nhiều chuyên gia cho rằng các liên minh như vậy cũng nên được xem xét khi đánh giá cán cân quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ về khả năng xảy ra xung đột. Mặc dù không có gì đảm bảo rằng tất cả các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ hỗ trợ, và họ sẽ làm như vậy ở mức độ nào, nhưng Washington có lợi thế dẫn đầu so với Bắc Kinh về khía cạnh này.

“Trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang tiềm ẩn nào trong khu vực, thật khó để hình dung ra một kịch bản mà Mỹ phải hành động một mình. Các đồng minh và đối tác của họ có thể bị liên lụy theo một cách nào đó và có thể tham gia ở các mức độ khác nhau để hỗ trợ các hoạt động quân sự của Mỹ”, ông Koh nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đối thoại Shangri-La 2023: Thay đổi cán cân quân sự Mỹ-Trung tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714094762 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714094762 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10