“Đòn bẩy” Điện Biên thành trung tâm kinh tế miền núi phía Bắc

KHẮC LÃNG thực hiện! 03/02/2022 08:23

năm 2022 Điện Biên đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 10%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 17.277 tỷ đồng, tăng 19,46% so với năm 2021... Ông Lê Thành Đô chia sẻ.

Đầu xuân Nhâm Dần, trò chuyện với DĐDN, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: Năm 2022, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), xúc tiến đầu tư để thu hút nhiều nguồn lực đầu tư xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ông Lê Thành Đô cho biết, năm 2022 Điện Biên đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 10%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 17.277 tỷ đồng, tăng 19,46% so với năm 2021...

- Để hiện thực hoá các mục tiêu trên, tỉnh đã có các chương trình hành động như thế nào, thưa ông?

Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công còn hạn hẹp, để đẩy tốc độ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, tỉnh chú trọng thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội. Vì vậy, tỉnh đã đề ra 3 chương trình hành động hết sức cụ thể.

Thứ nhất, tỉnh tập trung mọi biện pháp để khống chế được dịch bệnh COVID–19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 128/NQ-CP là thích ứng, an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Thứ hai, tỉnh tập trung mạnh mẽ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI, trong đó ngoài việc phát huy những chỉ số tăng điểm năm 2020, tỉnh đẩy mạnh cải thiện các chỉ số giảm điểm, nhất là chỉ số tiếp cận đất đai.

Thứ ba, tỉnh ban hành chương trình phát triển nguồn nhân lực, chú trọng vào giáo dục đào tạo nghề và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định Chính phủ... Cùng với đó, tỉnh thực hiện tốt các chính sách miễn giảm, giãn, hoãn các khoản nộp thuế cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo Nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội.

Tỉnh Điện Biên đã đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp các tuyến QL279, QL12, QL6...

Tỉnh Điện Biên đã đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp các tuyến QL279, QL12, QL6...

- Để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, các tỉnh thành đang đẩy mạnh chuyển đổi số. Vấn đề này đã được Điện Biên thực hiện thế nào, thưa ông?

Ban thương vụ Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số, và UBND tỉnh đã phê duyệt đề án chuyển đổi số theo 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số theo lộ trình từ nay đến năm 2025.

Về các nền tảng về công nghệ và hệ thống hạ tầng viễn thông, tỉnh đang đẩy mạnh khuyến khích các nhà đầu tư kinh doanh về lĩnh vực này như Viettel, VNPT... Song song đó, tỉnh tập trung thực hiện 3 đề án lớn, đó là chính quyền số, cơ sở hạ tầng, xây dựng nền tảng công nghệ để xây dựng thành phố thông minh và các nền tảng công nghệ, đảm bảo kết nối liên thông giữa các phần mềm hệ thống đang được áp dụng.

Về vấn đề kinh tế số, tỉnh đang khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX có các sản phẩm trên sàn giao dịch điện tử để quảng bá, xúc tiến giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực cũng như quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc trên môi trường mạng. Còn xã hội số thì tỉnh đang tập trung chủ yếu vào ứng dụng số trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khám chữa bệnh.

- Chắc hẳn yếu tố hạ tầng đã được tỉnh đi trước đón đầu, thưa ông?

Đúng vậy! Kế thừa việc mở đường bay Hà Nội – Điện Biên và TP. HCM – Điện Biên, tỉnh sẽ xúc tiến mở đường bay một số trung tâm kinh tế lớn đến với tỉnh. Mặt khác, tỉnh đã triển khai cải tạo, nâng cấp, xoá điểm đen các tuyến QL279, QL12, QL6, QL4H... Ðặc biệt, tuyến Quốc lộ 4H có 2 tuyến nhánh đi ra cửa khẩu Si Pha Phìn (phía Lào là Huổi Lả) và A Pa Chải (phía Trung Quốc là Long Phú) được cải tạo, nâng cấp kết nối với QL4G, QL279 và QL12... Tới đây, tỉnh sẽ tiếp tục đề nghị TƯ sớm có cơ chế để tỉnh đầu tư giao thông kết nối Điện Biên - Sơn La và các địa phương khác cùng hạ tầng trong nội tỉnh thông qua đầu tư hệ thống đường động lực kết nối giữa các trục kinh tế quốc lộ 12...

- Định hướng phát triển Khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ được tỉnh thực hiện ra sao, thưa ông?

Theo quy hoạch Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh có 1 KCN hơn 100 ha, và 06 CCN với tổng diện tích 146,1 ha.... Đến năm 2025, tỉnh dự kiến thành lập 16 CCN với tổng diện tích khoảng 306,1 ha. Hiện tỉnh đang triển khai đầu tư hạ tầng CCN huyện Mường Ảng và tới đây nghiên cứu đầu tư CCN Tuần Giáo. Hiện tỉnh đang khuyến khích các nhà đầu tư nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư, để thực hiện các dự án về hạ tầng KCN, CCN. Ngoài ra, tỉnh đang hướng đầu tư sản xuất chế biến và giới thiệu sản phẩm mắc ca vào CCN... Quan điểm của tỉnh muốn gắn kết kinh doanh hạ tầng CCN với đầu tư trực tiếp các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • TP. Điện Biên Phủ tạo “bước đệm” phát triển kinh tế

    TP. Điện Biên Phủ tạo “bước đệm” phát triển kinh tế

    16:35, 29/12/2021

  • NGÀNH GIÁO DỤC TỦA CHÙA (ĐIỆN BIÊN):  Lấy chất lượng giáo dục làm mục tiêu đào tạo

    NGÀNH GIÁO DỤC TỦA CHÙA (ĐIỆN BIÊN): Lấy chất lượng giáo dục làm mục tiêu đào tạo

    17:08, 22/12/2021

  • Kho bạc Nhà nước Điện Biên hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi NSNN

    Kho bạc Nhà nước Điện Biên hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi NSNN

    20:53, 20/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Đòn bẩy” Điện Biên thành trung tâm kinh tế miền núi phía Bắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO