Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 2): Bệ đỡ từ chính sách

KHÁNH HÀ 15/02/2021 04:00

Sau hơn 30 năm đổi mới, từ vị trí không được thừa nhận, bị hạn chế phát triển, kinh tế tư nhân (KTTN) ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, với việc từng bước được “cởi trói”.

Và dần trở thành một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Xác định đúng vai trò kinh tế tư nhân

Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

Sau hơn 30 năm đổi mới, từ vị trí không được thừa nhận, bị hạn chế phát triển, kinh tế tư nhân (KTTN) ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể và dần trở thành một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Sau hơn 30 năm đổi mới, từ vị trí không được thừa nhận, bị hạn chế phát triển, kinh tế tư nhân (KTTN) ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể.

Đảng ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Để phát triển kinh tế tư nhân trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (sau đây gọi là Nghị quyết 10).

Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát: Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Với việc đánh số 10 cho Nghị quyết này cũng nói lên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta mong muốn nghị quyết mang lại những thành tựu có ý nghĩa đột phá như chúng ta đã đạt được như với Nghị quyết về Khoán 10 trong lĩnh vực nông nghiệp vào thời kỳ đầu Đổi mới.

Tại Nghị quyết lần này, Đảng ta đã xác định, phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa thường xuyên trong suốt quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và coi đây là một phương thức quan trọng để giải phóng sức lao động, sản xuất, để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển.

Đảng ta xác định phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và cũng là lần đầu tiên Đảng ta xác định kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Sau hơn 30 năm đổi mới, từ vị trí không được thừa nhận, bị hạn chế phát triển, kinh tế tư nhân (KTTN) ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể và dần trở thành một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đại hội lần thứ 13 của Đảng tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của doanh nghiệp dân doanh trong phát triển KT-XH của đất nước thời kỳ mở cửa, hội nhập.

Về đường hướng, văn kiện Đại hội Đảng XIII ghi nhận trong giai đoạn 2016 - 2019, kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng trong phát triển, nhất là du lịch, các khu đô thị, sản xuất ôtô, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại hiện đại, giáo dục, đào tạo và dịch vụ y tế.

Đã hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế tư nhân và ứng dụng khoa học, công nghệ, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Đảng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng cả về quy mô, chất lượng. Hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế.

Xây dựng và phát triển các định chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. "Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động [đầu năm 2019 là hơn 700.000 doanh nghiệp hoạt động]. Tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%, tỉ lệ nội địa hóa đạt mức 30%", dự thảo văn kiện Đảng có đoạn viết.

Bắt đầu từ đầu năm nay, Luật doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư 2020 có hiệu lực được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp.

Một trong số đó là thủ tục hành chính tiếp tục được cắt giảm, đơn cử như doanh nghiệp được quyết định loại dấu, quyết định số lượng, hình thức và nội dung dấu, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp, bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng…

McKinsey cho rằng tiến trình cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn phải tiếp tục một cách quyết liệt.

Mặc dù VN đã giảm hơn 90% số doanh nghiệp nhà nước kể từ năm 2001, chặng đường vẫn chưa hoàn thành vì những nỗ lực này chưa làm cho khu vực này trở nên gọn gàng hơn.

Việc cổ phần hóa có mục tiêu, thoái vốn bền vững và các chương trình chuyển đổi có thể giúp các doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh trong nước và thậm chí cả trên thị trường toàn cầu.

Kỳ vọng làn gió mới mang tên kinh tế tư nhân

Hiện khu vực kinh tế tư nhân đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khu vực kinh tế vào tổng đầu tư và tạo việc làm xã hội, nộp ngân sách nhà nước và đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sức khỏe của khu vực kinh tế tư nhân là biểu hiện sức khỏe, khả năng tự chủ, sức chống chịu của nền kinh tế và là thước đo sự thành công trong hành trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước.

Sức khỏe của khu vực kinh tế tư nhân là biểu hiện sức khỏe, khả năng tự chủ, sức chống chịu của nền kinh tế và là thước đo sự thành công trong hành trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước.

Sức khỏe của khu vực kinh tế tư nhân là biểu hiện sức khỏe, khả năng tự chủ, sức chống chịu của nền kinh tế và là thước đo sự thành công trong hành trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước.

Động lực cần cho phát triển DN được hội tụ và cộng hưởng từ gia tăng các chuỗi liên kết DN kiểu mới, khép kín, hài hòa lợi ích; xây dựng văn hóa DN gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, xã hội và cộng đồng, môi trường lao động an toàn, thân thiện, và năng lực đổi mới, sáng tạo đủ sức vượt qua mọi rào cản kỹ thuật quốc gia và quốc tế, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững.

Năm 2020 được đánh giá là bức tranh nhiều gam màu tối đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khu vực tư nhân vẫn là khu vực đi đầu vượt khó với tinh thần sáng tạo.

Đó là những câu chuyện rất điển hình của những doanh nghiệp đã lăn lộn thị trường hàng mấy chục năm trời, là "bánh mì thanh long" của hệ thống cửa hàng bánh kẹo ABC giúp giải cứu hàng chục tấn thanh long tồn đọng của người dân, là những máy ATM gạo của ông chủ khóa thông minh PHGLock, hay chuyện Công ty may mặc Dony nhanh chóng chuyển từ quần áo sang xuất khẩu để xuất khẩu hàng triệu chiếc khẩu trang sang châu Âu và Trung Đông…

Những câu chuyện đó đều cho thấy rõ sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân tạo ra hiệu ứng sóng lan tích cực rộng lớn ra sao, điều càng thêm quý giá trong những ngày gian khó vì dịch bệnh.

Chủ trương mở cửa, đổi mới đã mở đường cho nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển. Doanh nghiệp dân doanh từ chỗ bị cấm cản đã từng bước được “cởi trói” và tạo điều kiện phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực và đóng góp quan trọng trong giải quyết việclàm cho người lao động cũng như nguồn thu ngân sách nhà nước. Đây chính là kết quả của sự đổi mới về thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanhCó thể bạn quan tâm.

Có thể bạn quan tâm

  • Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 1): Xóa rào cản, bỏ định kiến

    Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 1): Xóa rào cản, bỏ định kiến

    11:00, 13/02/2021

  • Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 3): “Vai chính” của nền kinh tế

    Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 3): “Vai chính” của nền kinh tế

    05:00, 16/02/2021

  • Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 4): 4.0, Chiến tranh thương mại, Dịch bệnh và định hướng cho nền kinh tế tư nhân

    Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 4): 4.0, Chiến tranh thương mại, Dịch bệnh và định hướng cho nền kinh tế tư nhân

    06:28, 17/02/2021

  • Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 5): Khẳng định vị thế “sếu đầu đàn”

    Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 5): Khẳng định vị thế “sếu đầu đàn”

    04:00, 18/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 2): Bệ đỡ từ chính sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO