Dư địa phát triển nông nghiệp hữu cơ còn rất lớn

DƯƠNG THÀNH 02/12/2022 11:00

Xuất khẩu sản phẩm tới 180 nước trên thế giới, Việt Nam nằm trong Top 10 nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất châu Á.

Hiện nay, phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là xu thế tất yếu của hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu. Để nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh cho hàng nông - thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 885 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) giai đoạn 2020 - 2030.

>>>https://diendandoanhnghiep.vn/nong-nghiep-huu-co-huong-di-ben-vung-235087.html

Theo Bộ NN&PTNT, sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, tính đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố triển khai, có thể thấy nông nghiệp hữu cơ đang lan tỏa ngày càng mạnh mẽ trên khắp cả nước.

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam có nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển, song chúng ta cần phải làm thế nào để biến tiềm năng, dư địa đó thành hiện thực. Hiện nay, các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam ngày một đông đảo, đóng góp đáng kể vào sự phát triển lĩnh vực này.

Đồng thời, ông Tiến cũng chỉ ra những khó khăn trong phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Cụ thể, chúng ta chưa làm cho người tiêu dùng, khách hàng trong nước thấy được lợi ích mang lại khi sử dụng sản phẩm hữu cơ. Cách phân biệt sản phẩm hữu cơ với sản phẩm thông thường…

Ông Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam

Ông Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam

Với phương châm “Đi tắt, đón đầu, kết nối, hội nhập nông nghiệp hữu cơ thế giới”  ông Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện là nước đứng thứ 5 châu Á và thứ 3 ASEAN về tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Tổng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam khoảng trên 174.351ha, tăng 47% so với năm 2016; các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ngày một đông đảo, có khoảng 17.174 đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chế biến có khoảng 555 đơn vị; nhà xuất khẩu là 60 doanh nghiệp và nhà nhập khẩu 40 doanh nghiệp; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 335 triệu USD/năm, tăng hơn 418% giá trị xuất khẩu sản phẩm hữu cơ hàng năm giai đoạn 2010 – 2016 và rất đa dạng, gồm chè tôm, gạo, hạt điều, hạt tiêu, quế, hồi, tinh dầu, gia vị....

Theo Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, nhiều điển hình tiên phong có những mô hình phát triển rất là tốt có hiệu quả, nhiều đơn vị lấy được chứng nhận hữu cơ của Mỹ, châu Âu... Dù có được chứng nhận đó và ký được những hợp đồng xuất khẩu lớn, tuy nhiên vẫn gặp khó khăn về chính sách khuyến khích NNHC.

>>>Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số để phát triển bền vững

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh, tiềm năng, thế mạnh để sản xuất sản phẩm lúa hữu cơ của Việt Nam còn rất lớn, nhất là khu vực Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng. 

Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay là nhiều doanh nghiệp, trong đó có Bảo Minh đã xây dựng được vùng nguyên liệu lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA nhưng nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn nên vẫn phải mua nguyên liệu hữu cơ với giá cao hơn 60% và bán giá thường. Đồng thời bà Hiếu kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước phải cùng nhau vào cuộc, quy định rõ vùng nguyên liệu tại đâu được hưởng chính sách nào. Ngoài ra, giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc giao đất xây dựng nhà máy; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay.

ông Lê Văn Duẩn - Chủ tịch Hội Nông dân Huyện Thanh Miện (Hải Dương)

Ông Lê Văn Duẩn - Chủ tịch Hội Nông dân Huyện Thanh Miện (Hải Dương)

Là một trong những huyện sớm triển khai và thành lập được Hội Nông nghiệp hữu cơ tại địa phương, ông Lê Văn Duẩn - Chủ tịch Hội Nông dân Huyện Thanh Miện (Hải Dương) cho biết, hiện nay Hội đã có những mô hình, gia đình, tổ chức sản xuất được những sản phẩm hữu cơ giá trị. Ví dụ như gà, cá, trứng, các loại rau củ quả địa phương đặc biệt là dưa chuột và cà chua. Theo đánh giá của ông Duẩn, hiện nay sản phẩm hữu cơ đang được tiêu thụ rất mạnh. Đặc biệt, với người tiêu dùng của Hà Nội, các thành phố, thị xã, thành thị họ đã lựa chọn những sản phẩm hữu cơ.

Tuy nhiên, trong sản xuất vẫn gặp một số những khó khăn, đó là đòi hỏi sự thích ứng của người nông dân, sự khó khăn về thời tiết, các quy trình kỹ thuật. Từ thực tế tại địa phương ông Duẩn cho rằng, thị trường nông nghiệp hiện tại người nông dân vẫn còn tự cung tự cấp, tự sản xuất ra tiêu dùng. Người sản xuất nông nghiệp hữu cơ khi bán sản phẩm ở thị trường giá chưa được cao so với sản phẩm truyền thống mà lợi nhuận lại rất thấp. Vì vậy, các hộ sản xuất hữu cơ đang gặp khó khăn vì điều này. Chúng tôi mong rằng, Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cùng vào cuộc để tạo điều kiện, giúp đỡ những người làm NNHC về tài chính, về kĩ thuật, về tiêu dùng…

“Với niềm đam mê, chắc chắc những người nông dân họ sẽ vượt qua những khó khăn để thực hiện. Tôi tin rằng, nền nông nghiệp hữu cơ của Thanh Miện nói riêng và của Việt Nam nói chung ngày càng phát triển. Chắc chắn nông nghiệp hữu cơ sẽ đáp ứng, thay thế cho những sản phẩm không bảo đảm về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện tại”, ông Duẩn nhìn nhận.

Có thể bạn quan tâm

  • Nông nghiệp hữu cơ, hướng đi bền vững

    Nông nghiệp hữu cơ, hướng đi bền vững

    03:30, 27/11/2022

  • Hành trình chạm đến trái tim từ làm nông nghiệp hữu cơ

    Hành trình chạm đến trái tim từ làm nông nghiệp hữu cơ

    02:30, 05/11/2022

  • Nông nghiệp hữu cơ là hướng đi có ý nghĩa cho tương lai

    Nông nghiệp hữu cơ là hướng đi có ý nghĩa cho tương lai

    15:00, 01/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dư địa phát triển nông nghiệp hữu cơ còn rất lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO