Giá nhiên liệu sẽ tác động lớn đến giá vé máy bay trong năm 2022

ĐÌNH ĐẠI 02/04/2022 15:59

Đó là phát biểu của ông Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc VCCI-HCM tại buổi Họp báo về Triển lãm quốc tế Hàng không Việt Nam năm 2022 mới đây.

>>>Ngành hàng không thời gian tới: Phi công không cần… bay

Các đại biểu và doanh nghiệp tham dự buổi họp báo - Ảnh: Đình Đại.

Các đại biểu và doanh nghiệp tham dự buổi họp báo - Ảnh: Đình Đại.

Trong bối cảnh khủng hoảng của ngành hàng không trên thế giới và Việt Nam do tác động của đại dịch COVID-19, nhằm cập nhật thông tin, đánh giá triển vọng và khả năng phục hồi, đồng thời tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu và hợp tác đầu tư - kinh doanh giữa các doanh nghiệp và đối tác ngành hàng không Việt Nam và quốc tế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh tại TP. HCM (VCCI-HCM) phối hợp với Công ty CP Triển lãm Hàng không Việt Nam (VAE) tổ chức Họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam 2022 (VIAExpo 2022).

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc VCCI-HCM cho biết, ngành hàng không quốc tế đã tạo ra 87,7 triệu việc làm trong năm 2019, đóng góp 4,1% GDP toàn cầu, là một trong những động lực cho sự phát triển của thế giới, kết nối các quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, ngành hàng không đóng vai trò kết nối giữa nước ta với thế giới, trực tiếp thúc đẩy phát triển du lịch, trong đó, ngành du lịch đóng góp 8,8% GDP của đất nước.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, thị trường hàng không quốc tế vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các hãng hàng không cùng sự hỗ trợ tích cực và kịp thời của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, thị trường hàng không Việt Nam từng bước hồi phục từ cuối năm 2021.

Cụ thể, các hàng hàng không đã khai thác trở lại tất cả các đường bay, tăng tần suất phục vụ nhu cầu đi lại an toàn của người dân dịp cuối năm. Các hãng hàng không cũng đã và đang nỗ lực tối đa để đáp ứng nhu cầu di chuyển của hành khách, đồng thời thay đổi, nâng cấp và hoàn thiện các hoạt động khai thác, phục vụ để mang đến những trải nghiệm bay an toàn, thuận tiện tối đa cho khách hàng.

ông Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc VCCI-HCM phát biểu tại buổi họp báo - Ảnh: Đình Đại.

Ông Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc VCCI-HCM phát biểu tại buổi họp báo - Ảnh: Đình Đại.

“Tiếp nối đà phục hồi trong năm 2021, ngành hàng không toàn cầu bước sang năm mới 2022 với sự lạc quan về triển vọng phát triển, dự báo sẽ tăng trưởng 47%, khi những biện pháp hạn chế liên quan đến biến chủng Omicron của vi rút SARS-CoV-2 dần được nới lỏng hoặc loại bỏ. Dù vậy, giới phân tích cũng cho rằng, ngành Hàng không toàn cầu trong năm nay vẫn cần có những điều chỉnh mang tính chiến lược nhằm thích ứng với diễn biến khó lường của dịch bệnh”, ông Nguyễn Hữu Nam chia sẻ.

>>>Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ "kiểm soát vĩ mô ngành hàng không"

Dẫn số liệu của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), ông Nam cho biết, lưu lượng hành khách ngành Hàng không năm 2021 đã phục hồi ở mức 42% so với năm 2019. Du lịch nội địa dẫn đầu sự phục hồi lưu lượng hành khách, hiện chỉ thấp hơn 28% so với năm 2019, trong khi du lịch quốc tế phục hồi chậm hơn, vẫn thấp hơn 75,5% so với trước đại dịch. Một điểm sáng nằm ở lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không tăng 18,7% so với năm 2020 và tăng 7% so với năm 2019 (thời điểm trước dịch), trở thành nguồn thu quan trọng hiện nay cho các hãng hàng không.

Theo Phó Giám đốc VCCI-HCM, trước những khó khăn chưa từng có của ngành hàng không, Chính phủ các nước đã hỗ trợ các hãng hàng không hơn 200 tỷ USD và tiếp tục "bơm" thêm khoảng 80 tỷ USD. Riêng tại Việt Nam, các hỗ trợ của Chính phủ đối với ngành hàng không bao gồm: Giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh máy bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa; áp dụng giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2022; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay, miễn giảm lãi phí vay, tháo gỡ khó khăn về vốn,...

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Nam cũng cho rằng, giá nhiên liệu máy bay và chi phí nhân công tăng, tình trạng thiếu lao động sẽ là những mối đe dọa chính với ngành Hàng không toàn cầu năm nay. Ông cho biết, tháng 1/2022, giá nhiên liệu máy bay trung bình - yếu tố chi phối chi phí của các hãng hàng không, đã tăng lên mức khoảng 101 USD/thùng, cao hơn đáng kể so với mức 77,8 USD/thùng mà IATA dự báo hồi tháng 10/2021. Giá nhiên liệu máy bay tăng sẽ tác động lớn tới giá vé máy bay trong năm 2022.

“Cùng với đó, vấn đề nhân sự tiếp tục là thách thức, trong bối cảnh lượng lớn nhân viên lành nghề đã nghỉ việc khi các hãng hàng không tái cơ cấu để ứng phó với khó khăn. Tình trạng lây nhiễm COVID-19 và các quy định tạm trú nghiêm ngặt ở nhiều nước cũng buộc phi hành đoàn phải ở lại trong khách sạn khi không có chuyến bay, làm tình trạng thiếu nhân lực càng thêm trầm trọng”, Phó Giám đốc VCCI-HCM Nguyễn Hữu Nam chia sẻ thêm.

Ông Trần Quang Châu – Chủ tịch Hội Khoa học Công nghệ hàng không Việt Nam.

Ông Trần Quang Châu – Chủ tịch Hội Khoa học Công nghệ hàng không Việt Nam.

Ông Trần Quang Châu – Chủ tịch Hội Khoa học Công nghệ hàng không Việt Nam cho biết, so với lịch sử hình thành và phát triển của ngành hàng không dân dụng trên thế giới, ngành hàng không Việt Nam còn non trẻ, nhưng đã có những đóng góp to lớn trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trong 25 năm gần đây, ngành hàng không Việt Nam đã có những bước tiến lớn, bảo đảm bay an toàn tuyệt đối và đạt mức tăng trưởng 2 con số, từ 14 – 17%/năm, gấp đôi mức tăng trưởng của ngành hàng không các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các cảng hàng không sân bay trên toàn quốc cũng đã được sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới hiện đại. Đặc biệt là dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế sân bay Long Thành với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 16 tỷ USD đang được khẩn trương triển khai. Hệ thống quản lý bay cũng được hiện đại hóa và nâng ngang tầm khu vực và quốc tế.

“Ngày nay, hàng không Việt Nam đã trở thành điểm đến đáng tin cậy của hàng không thế giới. Nhằm nối tiếp truyền thống vẻ vang của ngành, góp phần đưa ngành hàng không Việt Nam không ngừng phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng hơn nữa với ngành hàng không thế giới, triển lãm sẽ tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm, tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước, góp phần tạo sự gắn kết đa dạng hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động vận tải hàng không”, ông Trần Quang Châu chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI ký kết hợp tác cùng cộng đồng doanh nghiệp Pháp ngữ

    VCCI ký kết hợp tác cùng cộng đồng doanh nghiệp Pháp ngữ

    11:23, 25/03/2022

  • VCCI sẵn sàng hợp tác cùng BritCham về năng lượng tái tạo

    VCCI sẵn sàng hợp tác cùng BritCham về năng lượng tái tạo

    15:29, 24/03/2022

  • VCCI đồng hành cùng Taekwang đầu tư tại Việt Nam

    VCCI đồng hành cùng Taekwang đầu tư tại Việt Nam

    00:18, 15/03/2022

  • VCCI mong muốn phối hợp AVSE Global xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam

    VCCI mong muốn phối hợp AVSE Global xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam

    15:05, 07/03/2022

  • VCCI Hải Phòng cùng doanh nghiệp gỡ khó

    VCCI Hải Phòng cùng doanh nghiệp gỡ khó

    16:55, 01/03/2022

  • VCCI tiên phong trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam

    VCCI tiên phong trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam

    15:42, 26/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giá nhiên liệu sẽ tác động lớn đến giá vé máy bay trong năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO