Trong giai đoạn 2023 – 2025, dự báo có tới 1,2 triệu m2 nhà xưởng và hơn 700.000 m2 nhà kho sẽ gia nhập thị trường bất động sản công nghiệp phía Bắc.
>>Giao dịch bất động sản qua sàn: Cần thiết và hợp lý
Các chuyên gia của Công ty Cushman & Wakefield (C&W) Việt Nam cho rằng, nhờ chiến lược Trung Quốc + 1 của các công ty sản xuất nên nguồn cầu đối với bất động sản công nghiệp tuy có khả năng chậm lại nhưng vẫn sẽ duy trì ở mức ổn định. Mức giá thuê phân khúc bất động sản xây sẵn vẫn ở mức độ vừa phải còn giá thuê đất công nghiệp tiếp tục tăng.
Tại miền Bắc, trong ba tháng đầu năm, nguồn cung mới cho loại hình bất động sản khu công nghiệp là vào khoảng 116 ha đến từ Khu công nghiệp Tam Dương I – Phân khu 2 tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy vậy, nguồn cung mới ở phân khúc kho xưởng lại không ghi nhận phát sinh nào.
Với lợi thế về vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối đã được lưu thông, làn sóng đầu tư tại các khu vực trọng điểm miền Bắc trong đó có ngành công nghiệp điện tử và ô tô như Goertek, Xiamen Sunrise Group, Autoliv,.. Điều này đã hỗ trợ việc gia tăng 1% tỷ lệ lấp đầy theo quý với tỷ lệ hấp thụ là 81 ha.
Đối với thị trường nhà xưởng xây sẵn, nhu cầu của doanh nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử cùng các doanh nghiệp sản xuất được duy trì nên có mức tăng nhẹ theo thống kê quý. Mặt khác, mức tỷ lệ lấp đầy của thị trường này lại giảm nhẹ theo quý bởi do kinh tế không lạc quan.
Theo đó, giá cho thuê bất động sản xây sẵn được dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Một chuyên gia nhận định, việc điều chỉnh mức giá thuê trên thị trường mà không dựa trên sự thống nhất giữa các địa phương sẽ làm ảnh hưởng tới các nhà đầu tư FDI. Do đó, phải có cơ sở pháp lý để địa phương và doanh nghiệp điều chỉnh giá thuê bất động sản công nghiệp khi thị trường thay đổi cung và cầu.
Theo C&W, thời điểm hiện tại, có nhiều chủ đầu tư khu công nghiệp đang thúc đẩy tiến độ xây dựng để bàn giao đất cho khách hàng. Từ nay đến hết năm, nguồn cung với 670 ha đất sẽ được cung ứng trên thị trường.
Bất động sản công nghiệp là loại tài sản thương mại, để thị trường được ổn định thì cần có sự kiểm soát. Cùng với đó, khi niềm tin trên thị trường cao hơn thì tránh tình trạng các doanh nghiệp thi nhau vượt giá, khiến chi phí giá cả vượt chất lượng và nhà đầu tư cũng khó tiệp cận được thị trường hơn.
Khi nguồn cầu giảm thì giá thuê cũng giảm theo, khiến việc khai thác tài nguyên đất kém hiệu quả và tác động tiêu cực đến sản xuất công nghiệp. Vậy nên, thị trường bất động sản công nghiệp không nên để rơi vào trạng thái tăng trưởng nóng bởi ngành này có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế - xã hội nhiều địa phương.
>>Thanh khoản bất động sản lao dốc, bên mua và bên bán “giằng co”
Đối với triển vọng bất động sản 2023, ông Thomas Rooney - Quản lý cấp cao, Dịch vụ tư vấn công nghiệp Savills Hà Nội cho rằng, mức độ rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam thấp hơn so với các thị trường khác như Malaysia, Lào, Campuchia… Cùng với đó, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ vốn FDI, có lợi thế nguồn lao động và cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi từ địa chính trị trên thế giới, tuy nhiên kinh tế nội địa vẫn được hy vọng giữ ở mức ổn định nhờ mức tiêu thụ trong nước. Mặt khác, thị trường vẫn sẽ đối mặt với nhiều thách thức dài hạn đối với khách thuê về lao động và cơ sở hạ tầng.
Ông Thomas đánh giá nguồn lực lao động ở Việt Nam lớn, nền kinh tế đang tiến lên nhưng vẫn khan hiếm lao động tay nghề cao. Do vậy, nhằm thu hút sự quan tâm các nhà đầu tư, Chính phủ cần đảm bảo chất lượng và số lượng lao động có tay nghề cao.
Có thể bạn quan tâm