Giải phóng mặt bằng, vướng mắc muôn thuở trong các dự án đầu tư

HỒNG PHƯỢNG 07/07/2022 15:03

Trong phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội mới đây, UBND TP Hà Nội khẳng định nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc chậm triển khai các dự án là vướng mắc trong vấn đề giải phóng mặt bằng.

>>> Giải phóng mặt bằng là vướng mắc số 1 trong đầu tư công

Sáng 7/7, HĐND TP Hà Nội đã tái chất vấn về thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư, trong đó dự án chậm tiến độ được “điểm mặt gọi tên”: Dự án nhà máy rác thải Châu Can, huyện Phú Xuyên; dự án nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong, huyện Chương Mỹ và dự án xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa...

Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa mới GPMB được 52% kế hoạch.

Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa mới GPMB được 52% kế hoạch

 Vướng mắc muôn thuở

Ở dự án nhà máy rác thải Núi Thoong, mặc dù đã được phê duyệt vào năm 2015, tức là cách đây 7 năm nhưng đến nay, dự án này vẫn bị đóng băng, chưa triển khai được. Trước vấn đề này, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Đỗ Anh Tuấn thừa nhận: Nguyên nhân chậm triển khai là do gặp vướng mắc trong công tác GPMB, đến nay huyện Chương Mỹ mới hoàn thành công tác GPMB.

“Hiện chủ đầu tư đang có văn bản xin điều chỉnh nâng công suất của nhà máy, song đề xuất này chưa phù hợp với quy hoạch chung về quản lý rác thải của Chính phủ. Hiện tại, các Sở, ngành đang kiến nghị UBND TP xem xét điều chỉnh, nếu không phù hợp đề nghị thu hồi dự án” - ông Tuấn cho biết. 

Có thể bạn quan tâm

  • 5 dự án giao thông trọng điểm: Không triển khai PPP do giải phóng mặt bằng lớn

    5 dự án giao thông trọng điểm: Không triển khai PPP do giải phóng mặt bằng lớn

    00:06, 16/06/2022

  • Giải quyết triệt để khó khăn về vật liệu, giải phóng mặt bằng

    00:01, 10/06/2022

Bên cạnh đó, ở khu vực Núi Thoong, Công ty Cổ phần Môi trường Xuân Mai đề xuất vượt công suất từ 450 tấn lên 2.000 tấn, Sở Xây dựng đã làm việc Bộ Xây dựng đề nghị xem xét trong trường hợp cần thiết có thể cập nhật quy hoạch theo đề xuất chủ đầu tư. Tuy nhiên, khu vực này địa chất chưa ổn định, người dân đã phản ánh đề nghị chưa thực hiện dự án nên để điều chỉnh quy hoạch cũng cần xem xét.

Đối với Nhà máy xử lý rác Châu Can, hiện Sở đã có văn bản đôn đốc chủ đầu tư. Sau khi HĐND TP chất vấn, chủ đầu tư đã có văn bản đề nghị thay đổi chủ trương đầu tư nâng công suất của dự án, tăng vốn, điều chỉnh tiến độ… Tuy nhiên, hiện dự án chưa tiến hành GPMB, chưa lựa chọn được công nghệ xử lý, năng lực của chủ đầu tư hạn chế… khiến công tác thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời, UBND TP đã giao chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Môi trường Thăng Long với công suất 500 tấn với diện tích đất 5ha, dự án được điều chỉnh phê duyệt quy hoạch, với diện tích 20ha, công suất dự kiến 1.000 tấn.

Làm rõ thêm về nội dung này, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông cho biết, về dự án nhà máy rác thải Châu Can, TP đã quyết định chủ trương đầu tư và giao Công ty Môi trường đô thị Thăng Long từ năm 2015 và đã xác định ranh giới GPMB nhưng đơn vị chưa triển khai.

Quy định chồng chéo

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dự án chậm triển khai. Đó là các văn bản Luật quy định chồng chéo gây vướng mắc cho chủ đầu tư; việc điều chỉnh quy hoạch qua các thời kỳ; năng lực “yếu kém” của chủ đầu tư,... Nhưng nguyên nhân được nhắc nhiều trong án “treo” là những vướng mắc xoay quanh việc đền bù, việc GPMB. 

Chủ tịch Hội kiến trúc sư TP HCM, KTS Nguyễn Trường Lưu cũng từng nhấn mạnh: “Muốn 1 dự án thành công thì 3 Nhà phải cùng tiếng nói: đó là Nhà nước, Nhà đầu tư, Nhà dân, chỉ cần 1 trong 3 nhà lắc đầu là dự án không thành công được”. 

Phía bên trong khu vực dự kiến triển khai Nhà máy xử lý rác Núi Thoong cỏ mọc um tùm.

Phía bên trong khu vực dự kiến triển khai Nhà máy xử lý rác Núi Thoong cỏ mọc um tùm

Bên cạnh đó, lý giải về các dự án chậm tiến độ, Phó Giám đốc Sở TN MT Hà Nội, ông Mai Trọng Thái cho rằng: Nguyên nhân dẫn tới các dự án chậm tiến độ là do người dân khu vực triển khai dự án chưa đồng thuận với chủ trương các dự án mở rộng theo quy hoạch, lo ngại ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, tiến độ thực hiện công tác GPMB, tái định cư của các chủ đầu tư còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác bồi thường, hỗ trợ vùng ảnh hưởng môi trường, các chính sách hỗ trợ nhân dân về bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh, quan trắc giám sát môi trường còn chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân.

Lấy ví dụ cụ thể về việc GPMB trong dự án xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa, Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà chia sẻ: Dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa có tổng diện tích 51,6ha, trong đó diện tích GPMB là 30,74ha gồm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 đã GPMB 17,4ha và giai đoạn 2 là 12,9ha, thuộc địa bàn 6 phường, liên quan 652 tổ chức, hộ gia đình nằm dọc kênh La Khê. Kết quả GPMB đến nay đã GPMB được 20,5ha. Hiện nay còn 10,24ha liên quan đến 487 tổ chức, hộ gia đình chưa GPMB xong. 

"Việc chậm GPMB trách nhiệm chủ yếu quận và quận đã có kế hoạch xác định đến quý III/2022 GPMB xong tối thiểu xong 85% diện tích để giao Sở NN&PTNT. Hết năm 2022 nếu các hộ không đồng tình quận sẽ có kế hoạch thực hiện cưỡng chế theo quy định” - Chủ tịch UBND quận Hà Đông chia sẻ thêm.  

Có thể bạn quan tâm

  • Nghẽn giải phóng mặt bằng tại Quảng Nam

    Nghẽn giải phóng mặt bằng tại Quảng Nam

    10:04, 07/06/2022

  • Hà Tĩnh: “Tắc” giải phóng mặt bằng, nhiều dự án đắp chiếu

    Hà Tĩnh: “Tắc” giải phóng mặt bằng, nhiều dự án đắp chiếu

    00:59, 25/02/2022

  • “Nhập nhằng” giải phóng mặt bằng tại dự án Malibu Hội An?

    “Nhập nhằng” giải phóng mặt bằng tại dự án Malibu Hội An?

    09:16, 14/01/2022

  • Vụ Ban Giải phóng mặt bằng chi sai gần 56 tỷ đồng: Chủ tịch TP.Thanh Hóa nói gì?

    Vụ Ban Giải phóng mặt bằng chi sai gần 56 tỷ đồng: Chủ tịch TP.Thanh Hóa nói gì?

    17:30, 31/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải phóng mặt bằng, vướng mắc muôn thuở trong các dự án đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO