Gói kích cầu khổng lồ của Mỹ với kế hoạch tăng thuế mạnh tay áp vào giới nhà giàu có thể vừa làm giảm giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, vừa khiến các nhà đầu tư cố gắng tránh thuế.
Kể từ khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, ông Joe Biden đã đề xuất các khoản chi tiêu tài chính trị giá 6.000 tỷ USD. Đầu tiên là1,9 nghìn tỷ USD cho Kế hoạch Giải cứu Mỹ vào tháng 1. Tất cả những chi phiếu kích thích trị giá 1.400 USD khi đó vẫn gây tiếng vang trong nền kinh tế, và người tiêu dùng được giải phóng sức mạnh chi tiêu bị dồn nén vì dịch bệnh.
Trong hai tháng qua, có thêm hai đề xuất trị giá lớn bao gồm: Kế hoạch việc làm của người Mỹ (trị giá 2,3 nghìn tỷ USD), tập trung vào việc xây dựng lại phần lớn cơ sở hạ tầng cũ kỹ của đất nước và Gói Gia đình Mỹ (1,8 nghìn tỷ USD), nhằm tài trợ cho giáo dục và chăm sóc trẻ em.
Các gói chi tiêu lớn này theo kế hoạch đã kích ứng mạnh mẽ về mặt tâm lý và cả dòng tiền trên thị trường. Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng dữ dội kể từ đầu tháng 1, phản ánh sức khỏe mới của nền kinh tế. Tuy nhiên, định giá trung bình của cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 vẫn gần gấp 22 lần EPS dự kiến cho năm sau.
Kerry Craig, nhà chiến lược thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management cho biết, đây là những con số khổng lồ cả về kinh tế tuyệt đối và tương đối. Chúng đến vào thời điểm mà các chính trị gia và thị trường đang “khoan dung” hơn với mức nợ cao, để tài trợ cho thói quen chi tiêu.
“Nhưnglựa chọn tài trợ cho các gói kích thích này thông qua thuế doanh nghiệp và cá nhân cao hơn có thể gây thiệt hại cho thị trường chứng khoán Mỹ. Khó khăn nằm ở việc đánh giá tác động của chính sách cuối cùng thực sự sẽ như thế nào.
Các kế hoạch được công bố cho đến nay khó có thể đạt được độ chính xác như các chính sách đã được thống nhất cuối cùng. Các đảng viên Đảng Dân chủ thường chấp thuận các biện pháp trong Kế hoạch Giải cứu người Mỹ khổng lồ được trả bằng việc gia tăng nợ Chính phủ”, Kerry Craig đánh giá.
Trong khi đó, các đề xuất chống biến đổi khí hậu, xây dựng cơ sở hạ tầng và tài trợ cho giáo dục bằng cách đánh thuế cao hơn đối với các công ty và các hộ gia đình giàu có khó có thể tìm được sự ủng hộ trên diện rộng.
Theo Barron's, chính quyền Tổng thống Biden có thể nâng thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 21% hiện nay lên đến 28%. Bỏ qua các yếu tố khác, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thành 28% thì EPS ước tính cho năm 2022 của các doanh nghiệp thuộc S&P 500 sẽ giảm từ 200 USD/cổ phiếu xuống 182 USD/cổ phiếu.
Và nếu đến cuối năm nay, S&P 500 được giao dịch ở mức gấp 20 lần EPS dự phóng như dự đoán của nhiều nhà phân tích, chỉ số này sẽ dao động quanh mức 3.640 điểm, thấp hơn nhiều so với đóng cửa phiên ngày 17/5 là 4.163,29 điểm.
Còn theo Kerry Craig, với tầm quan trọng của chương trình chính sách mà vị Tổng thống đưa ra, các đề xuất hiện tại có thể sẽ được thu nhỏ lại. Do đó, đề xuất tăng thuế suất thuế doanh nghiệp từ 21% lên 28% có thể sẽ chạm mức 25%. Ngoài ra, thuế suất tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu, nếu được quốc tế đồng ý, có thể sẽ thấp hơn mức ưu đãi hiện hành là 21%.
Ngay cả khi các mức thuế đề xuất không được đáp ứng, bất kỳ sự gia tăng nào cũng có nguy cơ tạo ra lực cản đối với thu nhập của doanh nghiệp. Hơn nữa, đề xuất tăng thuế thu nhập đối với những người kiếm được trên 1 triệu đô la Mỹ sẽ làm giảm giá trị cổ phiếu nếu nó dẫn đến áp lực bán. Đồng thời, các nhà đầu tư giàu sẽ có cố gắng tránh thuế mới hoặc giảm lợi nhuận kỳ vọng sau thuế của họ.
Trong kế hoạch cân đối thu chi ngân sách 10 năm, Mỹ dự kiến sử dụng nguồn thu tăng thuế để chi trong vòng 8 năm cho các khoản dành cho cơ sở hạ tầng. Vì vậy, dù quy mô và phạm vi của các gói chi tiêu hiện tại và cách chúng được thực hiện còn những thách thức để được thông qua toàn bộ, khả năng sự thay đổi luật thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm bù đắp các kế hoạch chi, cũng sẽ được phê duyệt dưới một số hình thức trong năm nay.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư có quyền lo ngại về việc tăng thuế làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong năm tới. Tính đến các đề xuất thuế khác nhau và sự bù đắp từ những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và thu nhập từ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, người ta ước tính rằng kế hoạch tài chính của Tổng thống Biden có thể làm giảm thu nhập doanh nghiệp khoảng 4-5% vào năm 2022.
Tuy nhiên, lực cản này đối với tăng trưởng thu nhập xảy ra vào thời điểm các công ty đang trải qua sự phục hồi kinh tế và thu nhập mạnh mẽ, điều này sẽ tạo ra một số khả năng để hấp thụ việc tăng thuế tiềm năng.
Trước đó, Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm đã ký của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2017, trong đó giảm thuế suất cá nhân và doanh nghiệp đã mang lại lợi ích cho một số lĩnh vực. Điều này cũng đúng với bất kỳ đợt tăng thuế nào. Các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ truyền thông và chăm sóc sức khỏe có thể chịu tác động lớn hơn khi các kẽ hở về thuế được đóng lại đối với thu nhập từ nước ngoài.
Ngược lại, các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và vật liệu có thể thu được lợi nhuận từ các khoản chi nhằm tăng năng lực cơ sở hạ tầng và mạng lưới năng lượng xanh của Mỹ.
“Nếu không có chỉ dẫn rõ ràng về quy mô, phạm vi hoặc khung thời gian thực hiện các chính sách chi tiêu và thuế, thật khó để tưởng tượng rằng các thị trường đang phản ánh đầy đủ ý nghĩa của việc tăng thuế. Đặc biệt đây sẽ vẫn là một câu hỏi lớn đối với thị trường chứng khoán tại Mỹ trong thời gian tới”, nhà chiến lược thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Phố Wall nguy cơ lớn hiện hữu
06:00, 09/05/2021
Trường hợp đặc biệt của phố Wall
10:05, 16/04/2021
Phố Wall phục hồi, mở ra chu kỳ tăng trưởng mới
11:00, 17/02/2021
Phố Wall phản ứng tích cực trước gói cứu trợ 1.900 tỷ USD được thông qua
10:58, 06/02/2021
“Sự điên rồ” của phố Wall!
11:02, 12/12/2020