Hôm thứ Ba, Grab thông báo sẽ niêm yết cổ phiếu thông qua thương vụ sáp nhập SPAC với Altimeter, trong một thỏa thuận định giá công ty ở mức 39,6 tỷ USD.
Nhưng tại sao lại là sáp nhập SPAC?
Gần đây, thuật ngữ SPAC đã nổi lên khá nhiều. Đây được coi là phương thức gây quỹ phổ biến thay thế cho các đợt ra mắt công chúng(IPO) truyền thống. Chỉ tính riêng đầu năm 2021, SPAC đã được sử dụng để huy động hơn 45 tỷ USD trong vòng chưa đầy hai tháng.
SPAC hay còn gọi là Specified Purpose Acquisition Company, là những công ty đang trong giai đoạn phát triển (hoặc mới thành lập), không có các kế hoạch kinh doanh cụ thể (từ ngữ dân gian Việt Nam gọi tên là các “công ty ma”). Các công ty này được hình thành nhằm mục đích tham gia vào các vụ mua lại và sáp nhập với một công ty khác. Các công ty SPAC được phép tiến hành IPO và bán chứng khoán của mình theo quy định của Ủy ban chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC).
Trong thương vụ này, Grab do SoftBank hậu thuẫn sẽ nhận được khoảng 4,5 tỷ USD tiền mặt, bao gồm 4 tỷ USD đầu tư tư nhân vào thỏa thuận cổ phần công (PIPE), do BlackRock, Fidelity, T. Rowe Price, quỹ Counterpoint Global của Morgan Stanley và quỹ đầu tư Temasek của Singapore quản lý.
Thông thường một công ty muốn niêm yết cổ phiếu sẽ có 3 cách, họ có thể chạy roadshow(những cuộc marketing nhằm trình diễn và quảng bá sản phẩm trước số đông công chúng) và gây quỹ thông qua các nhà đầu tư, đó là cách IPO truyền thống. thứ hai họ có thể trực tiếp niêm yết trên sàn chứng khoán mà không cần huy động vốn, gọi là Direct Listing. Và cuối cùng, họ có thể hợp nhất với một công ty đại chúng, trong trường hợp này là với SPAC.
Nhưng tại sao Grab lại chọn cách thứ ba này?
“Gã khổng lồ” gọi xe Đông Nam Á Grab, hiện đang cung cấp một loạt các dịch vụ kỹ thuật số như vận tải, giao đồ ăn, đặt phòng khách sạn, ngân hàng trực tuyến, thanh toán di động và dịch vụ bảo hiểm từ một “siêu ứng dụng” của mình. Họ hoạt động ở hầu hết các nước Đông Nam Á, phục vụ hơn 187 triệu người dùng tại hơn 350 thành phố trên tám quốc gia.
Có thể thấy, hiện tại SPAC đang trở thành một phương tiện đầu tư nóng ở Phố Wall, phương thức này cũng đang thu hút được sức hút ở châu Á với sáu công ty SPAC tập trung vào khu vực đã huy động được 2,7 tỷ USD cho đến tháng 2 năm 2021.
Và có vẻ như Grab đã tính toán rất kỹ khi chọn phương án này.
Đầu tiên, nếu họ IPO thông qua SPAC sẽ nhận được giá bán có thể cao hơn tới 20% so với một thương vụ với quỹ đầu tư tư nhân thông thường. Tiếp đó, việc được mua lại thông qua SPAC cũng mang lại Grab một quy trình IPO nhanh hơn dưới sự dẫn dắt của một đối tác có kinh nghiệm(có thể từ 6 tháng rút xuống còn 2 tháng) và sẽ gặp ít rủi ro hơn về sự dao động trong tâm lý thị trường rộng lớn hơn.
“Chúng tôi nhận thấy đây là cách tốt hơn để IPO với các nhà đầu tư đẳng cấp thế giới”, CEO Grab Anthony Tan cho biết sau những cân nhắc trong năm qua.
Có thể nói, trong suốt đại dịch COVID-19, Đông Nam Á chứng kiến sự gia tăng trong việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số như thương mại điện tử, giao hàng thực phẩm và thanh toán trực tuyến.
Theo một báo cáo từ Google, Temasek và Bain & Company, có khoảng 40 triệu người mới ở sáu quốc gia trong khu vực, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan, đã tham gia trực tuyến lần đầu tiên vào năm 2020. Đại dịch COVID-19 cũng buộc các “kỳ lân” khởi nghiệp cắt giảm nhân sự và suy nghĩ lại điều gì sẽ xác định một “siêu ứng dụng” thống trị các dịch vụ theo yêu cầu.
Cuối cùng, với những khoản đầu tư mạnh mẽ được tạo ra hoặc tài trợ bởi một nhóm nhà đầu tư tổ chức, các chuyên gia Phố Wall, sử dụng vốn cổ phần tư nhân hoặc quỹ phòng hộ để đầu tư vào các công ty này. Grab có thể sẽ càng mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh cạnh tranh của một thị trường bão hòa vốn, đã được chứng minh là khó kiếm lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm