Hà Nội giải thể Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ

Diendandoanhnghiep.vn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức chung vừa ký ban hành Quyết định số 3302 về việc giải thể Ban Chỉ đạo Thành phố về cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Chung cư cũ ở Hà Nội đang gây không ít nguy hiểm cho người dân

Văn bản nêu rõ, việc giải thể Ban chỉ đạo nhằm kiện toàn, sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban chỉ đạo thành phố.

Lý giải về việc giải thể Ban chỉ đạo này, UBND TP Hà Nội cho biết, cuối năm 2019, UBND TP đã có Quyết định 7020/QĐ-UBND (ngày 9/12/2019) thành lập Tổ chuyên gia hoàn thiện Đề án về cải tạo, xây dựng mới các nhà chung cư cũ. Theo đó, tổ chuyên gia này sẽ có chức năng tương đồng với Ban chỉ đạo TP về cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.

Cách đây hơn 10 năm, Chính phủ đã có Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP Thống nhất chủ trương triển khai việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp nhằm tạo ra các khu nhà ở mới có chất lượng tốt hơn, góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống của nhân dân, cải tạo bộ mặt kiến trúc đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Theo đó, việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ phải được thực hiện theo nguyên tắc xã hội hoá, khai thác lợi ích từ dự án để tự cân đối về tài chính và đáp ứng đủ quỹ nhà ở để phục vụ nhu cầu tái định cư tại chỗ, hạn chế việc đầu tư từ ngân sách, đảm bảo hài hoà lợi ích của người sử dụng nhà ở, lợi ích của nhà đầu tư. 

Tuy nhiên đến nay, Hà Nội chỉ mới có 14 tòa nhà được xây dựng và đi vào sử dụng, nhiều khu chung cư cũ như Thành Công, Kim Liên, Trung tư đang xuống cấp trầm trọng nhưng chưa thể di dời. Theo đánh giá của các chuyên gia, đặc thù của Hà Nội là hầu hết các nhà chung cư nằm trong các quận nội thành. Đây là khu vực nằm trong vùng hạn chế phát triển theo quy hoạch 108 của Thủ tướng và bị khống chế về mật độ và chiều cao.

Đây chính là thách thức lớn cho các nhà đầu tư khi không thể tìm được cách thu hồi vốn. Mâu thuẫn vẫn còn tồn tại là quyền lợi giữa các bên: Nhà nước, chủ đầu tư và cư dân vẫn loay hoay trong câu chuyện lợi ích. 

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, việc cải tạo chung cũ là một việc làm vô cùng khó khăn. Nhiều công trình cũ qua thời gian sử dụng chủ căn hộ đã cải tạo, sửa chữa, cơi nới… cũng gây khó khăn cho việc thẩm định, đánh giá sơ bộ ban đầu, trong khi đó, số lượng nhà lại rất lớn, địa bàn phức tạp.

Nhiều khu chung cư cũ do nằm ở vị trí đắc địa nên nhiều doanh nghiệp đều mong muốn tham gia cải tạo, tuy nhiên cũng vì “vị trí vàng”, mà nhiều người dân không muốn dời đi hoặc có những đòi hỏi phức tạp,… Điều này đã khiến các dự án cải tạo chung cư cũ luôn trong tình trạng “bế tắc”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội giải thể Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713624728 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713624728 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10