Hai “gọng kìm” của Trung Quốc (Kỳ III): Không thể ngó lơ với FDI và M&A của Bắc Kinh

Thụy Vân 30/09/2018 02:00

Việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thực hiện M&A nhằm tăng cường ảnh hưởng kinh tế, chính trị của mình tại nước sở tại đã khiến nhiều quốc gia tỏ ra thận trọng.

Từ đầu năm đến nay, các Cty Trung Quốc thực hiện các thương vụ M&A ở nước ngoài trị giá gần 9 tỷ USD. Các chuyên gia dự báo, trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A của Trung Quốc, trong đó phải kể đến Legend Holdings, China Minsheng Financial...

p/Vừa qua, Chính phủ Đức đã chặn Cty Đài Hải (Trung Quốc) chào mua Tập đoàn Leifeld chuyên sản xuất thiết bị hàng không vũ trụ và hạt nhân.

Vừa qua, Chính phủ Đức đã chặn Cty Đài Hải (Trung Quốc) chào mua Tập đoàn Leifeld chuyên sản xuất thiết bị hàng không vũ trụ và hạt nhân.

Chiến lược của Trung Quốc

Với từng đối tác khác nhau ở những khu vực địa lý khác nhau, Trung Quốc có cách thức và mức độ hợp tác khác nhau. Những cách thức đó rất đa dạng và đều nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc, được suy tính rất cặn kẽ và thực thi rất bài bản.

Ở châu Phi, việc thâu tóm các doanh nghiệp nước sở tại không phải là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, nên quốc gia này tập trung thực hiện các dự án hợp tác đầu tư trực tiếp và cung cấp tín dụng. Mục tiêu của Trung Quốc ở khu vực này là dần lôi kéo các nước châu Phi vào phạm vi ảnh hưởng của mình, từ đó có được thị trường, cũng như các hợp đồng kinh tế cho các doanh nghiệp và công ăn việc làm cho lao động Trung Quốc.
Ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ và các nước Tây Âu, chiến lược đầu tư trực tiếp và thâu tóm doanh nghiệp của Trung Quốc khác cả về định hướng lẫn cách thức thực hiện. Đối với các đối tác này, Trung Quốc khó chơi hơn cả vì luật lệ rất ngặt nghèo và thận trọng, là đặc tính “bẩm sinh” của họ trong quan hệ với Trung Quốc. Bởi vì, các quốc gia này nhìn nhận Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất về kinh tế và thương mại nên luôn chú ý bảo tồn ưu thế nổi trội hơn của họ so với Trung Quốc trên phương diện khoa học, kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao.

Cẩn trọng mới vô ưu

Trung Quốc thường thực hiện chiến lược đầu tư trực tiếp và M&A ở nước ngoài theo những bước sau:
Thứ nhất, Trung Quốc tìm cách đẩy dần một số lĩnh vực sản xuất rất phát triển của các nước ra khỏi thị trường thế giới bằng sản phẩm của Trung Quốc theo phương châm "rẻ hơn, đa dạng hơn và có mặt khắp mọi nơi". Tấm pin mặt trời và các loại hàng hoá có sử dụng pin mặt trời là ví dụ điển hình.

Hiện tại, bất chấp sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, ngành chế tạo pin mặt trời ở tất cả các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều đã bị lụi bại thảm hại và không còn có thể vực dậy được do sự tràn lan của hàng hoá của Trung Quốc.

  Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu đã ban hành luật siết chặt quản lý hoạt động FDI và M&A từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn tham vọng thôn tính thị trường, đánh cắp công nghệ... của quốc gia này.

Thứ hai, Trung Quốc bỏ tiền ra mua lại những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản ở các nước công nghiệp phát triển. Lúc đầu, cách thức này của Trung Quốc được chính quyền sở tại khuyến khích vì nó giúp doanh nghiệp không bị phá sản, duy trì công ăn việc làm cho người lao động... Nhưng sau đó, những doanh nghiệp này dần trở thành "Trung Quốc" ở giữa lòng các nền kinh tế phát triển, với khả năng phát huy triệt để uy quyền về chính trị và kinh tế.

Thứ ba, Trung Quốc thâu tóm những doanh nghiệp ở các nước bằng cách mua đứt hoặc mua một phần vốn cổ phần doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán. Theo đó, Trung Quốc nhằm vào hai loại doanh nghiệp. Loại thứ nhất là những doanh nghiệp hàng đầu ở các nước đó về những lĩnh vực khoa học, kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao mà Trung Quốc cần cho mục tiêu dần vượt lên trước các nước công nghiệp phát triển.

Có thể bạn quan tâm

  • Hai “gọng kìm” của Trung Quốc (kỳ I): Cẩn trọng với đầu tư và “bẫy nợ”

    Hai “gọng kìm” của Trung Quốc (kỳ I): Cẩn trọng với đầu tư và “bẫy nợ”

    04:01, 22/09/2018

  • Hai “gọng kìm” của Trung Quốc Kỳ II: Bài học về vay nợ của Bắc Kinh

    Hai “gọng kìm” của Trung Quốc Kỳ II: Bài học về vay nợ của Bắc Kinh

    11:01, 24/09/2018

  • Mỹ và Trung Quốc chạy đua với nhau trong lĩnh vực AI

    Mỹ và Trung Quốc chạy đua với nhau trong lĩnh vực AI

    05:00, 30/09/2018

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ tiếp tục áp thuế lên Trung Quốc?

    Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ tiếp tục áp thuế lên Trung Quốc?

    04:20, 29/09/2018

 Chiến lược "Made in China 2025" của Trung Quốc là lộ trình mà Trung Quốc kỳ vọng sẽ đưa Trung Quốc tới cái đích đó. Loại thứ hai là những doanh nghiệp thuộc diện "chiến lược" đối với các nước sở tại như năng lượng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tự động hoá, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, ngân hàng và tài chính...

Trước thực trạng trên, Mỹ đã ban hành Luật cho phép Ủy ban đầu tư nước ngoài (CFIUS) được phép xem xét đến cả những cổ đông thiểu số trong các Cty Mỹ. Ngoài ra, Luật cũng tập trung đến những khoản đầu tư có thể làm lộ dữ liệu nhạy cảm của Mỹ với chính phủ nước ngoài... Malaysia đã hủy bỏ vĩnh viễn dự án đường sắt ven biển phía đông trị giá 20 tỷ USD và dự án đường dẫn khí đốt trị giá 2,3 tỷ USD mà Malaysia dự kiến hợp tác với Trung Quốc. Ngoài ra, Nhật Bản và một số quốc gia châu Âu cũng có động thái tương tự như Mỹ để chặn M&A từ Trung Quốc.

Các quốc gia nói trên tỏ ra thận trọng như vậy là rất cần thiết, vì như tiền nhân đã dạy, có cẩn trọng mới vô ưu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hai “gọng kìm” của Trung Quốc (Kỳ III): Không thể ngó lơ với FDI và M&A của Bắc Kinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO