Hé lộ tham vọng lớn của Mỹ trong ngành chip

Diendandoanhnghiep.vn Phần lớn các khoản ưu đãi đầu tư của Mỹ trong ngành chip– 28 tỷ USD trong số 39 tỷ USD – sẽ đổ vào các con chip hàng đầu.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ bày tỏ tham vọng lớn của Mỹ trong sản xuất hệ sinh thái bán dẫn trong nước

Bộ trưởng Thương mại Mỹ bày tỏ tham vọng xây dựng hệ sinh thái bán dẫn trong nước

Xây chuỗi cung ứng chip trong nước

Hôm 26/2 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tuyên bố rằng Mỹ sẽ sản xuất 20% số chip logic tiên tiến nhất thế giới vào năm 2030, được hỗ trợ bởi chuỗi cung ứng trong nước từ nguyên liệu thô đến bao bì.

>> Mỹ kém Nhật Bản trong thu hút TSMC, bài học nào về thu hút FDI?

Phát biểu tại Washington, bà Raimondo cho biết Mỹ sẽ không thể dẫn đầu thế giới nếu phụ thuộc vào một số nước châu Á về chip tiên tiến nhất, nơi bà ám chỉ Trung Quốc, đặc biệt về trí tuệ nhân tạo (AI).

Quan chức Mỹ chỉ ra Đạo luật Khoa học và CHIPS năm 2022, với 39 tỷ USD trợ cấp cho sản xuất thiết bị bán dẫn ở Mỹ, sẽ giúp thay đổi cục diện.

“Chúng tôi nghĩ rằng các khoản đầu tư vào sản xuất các chip logic tiên tiến nhất sẽ đưa nước Mỹ đi đúng hướng để sản xuất khoảng 20% chip logic hàng đầu thế giới vào cuối thập kỷ này. Dù hiện nay, chúng ta đang ở con số 0”, bà thừa nhận.

Bà Raimondo cũng cho biết chính quyền Biden tin rằng họ sẽ thành công trong việc sản xuất các chip nhớ tiên tiến hàng đầu với chi phí cạnh tranh trên quy mô lớn ở Mỹ. Điều đáng nói, mục tiêu của chính quyền Mỹ là xây dựng cả một hệ sinh thái cung ứng, chứ không chỉ mỗi các bước quan trọng nhất trong ngành.

“Tôi tin rằng Hoa Kỳ có thể trở thành ngôi nhà của toàn bộ chuỗi cung ứng silicon để sản xuất những con chip tiên tiến này - từ sản xuất polysilicon đến sản xuất tấm bán dẫn, chế tạo đến đóng gói tiên tiến", bà nhấn mạnh.

Tuyên bố của bà Raimondo được đưa ra sau khi TSMC, công ty chip khổng lồ Đài Loan mới khai trương nhà máy sản xuất chip trị giá hơn 8,6 tỷ USD tại Nhật Bản. Trong khi đó, quá trình xây nhà máy tiên tiến hàng đầu hiện nay của công ty này tại bang Arizona, Mỹ vốn được nhắm đến để sản xuất chip cỡ 3nm tiên tiến nhất, lại gặp đầy trắc trở. Nguyên nhân đến từ thiếu nhân công địa phương lành nghề và thủ tục hành chính phức tạp tại Mỹ.

Cho đến nay, Bộ Thương mại Mỹ mới công bố 3 khoản tài trợ theo đạo luật CHIPS cho BAE Systems, Microchip Technology và gần đây nhất là khoản tài trợ trị giá 1,5 tỷ USD cho GlobalFoundries. Công ty TSMC và Samsung Electronics vẫn được cam kết tài trợ theo đạo luật này khi họ đáp ứng hết các điều kiện.

Bà Raimondo cho biết Mỹ cũng sẽ hỗ trợ sản xuất chip thế hệ cũ, còn được gọi là chip cỡ lớn hoặc chip phổ biến, mà Trung Quốc hiện chiếm thị phần lớn. Dù không phải là loại dùng trong các công nghệ AI hay tên lửa tiên tiến, các loại chip đời cũ này vẫn quan trọng khi cung cấp năng lượng cho các mặt hàng điện tử dân dụng, từ ô tô, thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng quan trọng.

>> Cách Trung Quốc vượt khó để tự chủ công nghệ bán dẫn

Nhưng chỉ chip tiên tiến mới “có cửa”

Bất chấp tham vọng to lớn đó, phát biểu của bà Gina Raimondo cũng cho thấy một sự thật – chỉ các con chip tiên tiến nhất mới nhận được ưu đãi của chính quyền Mỹ.

Theo đó, phần lớn các khoản ưu đãi đầu tư – 28 tỷ USD trong số 39 tỷ USD – sẽ đổ vào các con chip hàng đầu. “Mục đích của chương trình này không phải là rót nhiều tiền cho càng nhiều công ty càng tốt”, bà Raimondo nói, đồng thời nhấn mạnh rằng đây sẽ là các khoản đầu tư có mục tiêu.

Nhưng thực tế những nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn trên đất Mỹ

Những nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, như TSMC vẫn gặp nhiều khó khăn để xây dựng cơ sở sản xuất trên đất Mỹ

Owen Tedford, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại Beacon Policy Advisors, một công ty tư vấn chiến lược, nhận định điểm rút ra lớn nhất từ bài phát biểu của Raimondo là Hoa Kỳ dự định tập trung nguồn tài trợ sẵn có vào đâu?

“Nhận xét của bà Raimondo nhấn mạnh sự cạnh tranh về nguồn vốn, nhưng để đáp ứng một số mục tiêu đã đề ra, cần phải có những lựa chọn. Các cơ sở chip logic hàng đầu sẽ là ưu tiên lớn, nếu không muốn nói là hàng đầu.”

Tham vọng đó của Mỹ phần nhiều sẽ phải phụ thuộc vào Đài Loan, nơi TSMC đang gấp rút xây dựng các nhà máy có thể sản xuất chip 3nm đời mới. Nhưng cho đến nay, công ty này vẫn than phiền về tiến độ hỗ trợ của Mỹ, từ việc cấp các khoản tài trợ cho tới thủ tục hành chính.

Công ty này vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ Mỹ theo Đạo luật CHIPS. Việc giải ngân đã bị chậm lại do các cuộc đàm phán về các điều kiện, bao gồm cả lợi nhuận mà chính phủ Mỹ sẽ được hưởng trong tương lai. Chưa kể, TSMC còn vướng phải các điều kiện đánh giá môi trường nghiêm ngặt, khiến dự án có nguy cơ trì hoãn.

Năm ngoái, tập đoàn này đã phải lùi thời điểm vận hành nhà máy đầu tiên sang năm 2025. Hay tháng 1 vừa qua, TSMC thông báo nhà máy thứ hai sẽ không thể đi vào hoạt động cho đến năm 2027 hoặc 2028, dù trước đó dự kiến mở cửa vào năm 2026.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hé lộ tham vọng lớn của Mỹ trong ngành chip tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714541632 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714541632 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10